Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BĐS tây nam TP.HCM thiếu nguồn cung, dự án mới 'nhỏ giọt'

Dù nguồn cung khan hiếm, thị trường bất động sản tây nam TP.HCM vẫn cho thấy sức nóng và thu hút sự quan tâm lớn.

Với nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông thuận tiện, bất động sản khu vực này được nhận định có mức hấp thụ tốt, tính thanh khoản cao và bền vững.

Hạ tầng phát triển tạo sức bật cho BĐS

Phía tây nam TP.HCM hưởng lợi từ sự phát triển hạ tầng, tăng kết nối nhờ các công trình giao thông trọng điểm như đại lộ Võ Văn Kiệt, Hưng Phú, Phạm Thế Hiển, Nguyễn Văn Linh, quốc lộ 50, cao tốc TP.HCM - Trung Lương... Khu vực này có dân số đông và tăng nhanh kéo theo nhu cầu nhà ở lớn. Cùng với đó, trung tâm giao thương, mạng lưới tiện ích phong phú thúc đẩy nhu cầu nhà ở tăng trưởng ổn định.

Dang Hong Anh anh 1

Hạ tầng ngày càng phát triển tạo đà bứt phá cho bất động sản.

UBND TP.HCM vừa quyết định tái khởi động dự án cầu đường Bình Tiên với tổng vốn đầu tư 3.507 tỷ đồng, chiều dài 3,2 km, gồm 4 làn xe. Khi hoàn thiện, cầu bắt qua kênh Tàu Hũ - kênh Đôi, kết nối thuận tiện quận 6 và quận 8, đồng thời giúp giảm áp lực cho đường Võ Văn Kiệt, rút ngắn thời gian di chuyển vào trung tâm quận 1, 4 và 5.

Lợi thế của khu vực này là tuyến metro đi vào hoạt động trong tương lai gần. Điển hình, tuyến metro số 3A (Bến Thành - Tân Kiên), metro số 5 (ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn). Tuyến metro số 6 kết nối tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương và tuyến số 3A hoàn thành, cự ly từ khu vực này đến các quận nội thành trung tâm giảm đáng kể.

Ngoài ra, mạng lưới tiện ích hiện đại sẵn có phục vụ đa dạng nhu cầu, tạo diện mạo mới như chuỗi trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, công viên, hệ thống trường học các cấp, bệnh viện. Ngoài ra, việc tiệm cận khu nam TP.HCM gồm Phú Mỹ Hưng, quận 7 với những tiện ích hiện đại như TTTM, bệnh viện quốc tế… tạo sức bật cho thị trường bất động sản khu vực.

Với thế mạnh hạ tầng, bất động sản tây nam TP.HCM được dự báo còn tăng nhiệt. Nơi đây hứa hẹn trở thành mô hình phát triển đô thị tập trung và đa cực, khu đô thị cửa ngõ của TP.HCM hướng miền Tây.

Nguồn cung khan hiếm

Dù nhiều tiềm năng, khu vực này không có nhiều dự án mới do quỹ đất trung tâm như quận 8 khan hiếm. Tuy nhiên, lượng cầu không có dấu hiệu giảm. Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2019, phía tây TP.HCM có lượng dân lớn. Cụ thể, quận Bình Tân với hơn 784.000 người, Bình Chánh hơn 705.000 người, quận 8 với 424.000 người, quận 6 hơn 233.000 người. Lượng dân số liên tục tăng qua từng năm kéo theo nhu cầu nhà ở lớn.

Dang Hong Anh anh 2

Nguồn cung khan hiếm không đủ đáp ứng nhu cầu.

Trong khi đó, nguồn cung BĐS ghi nhận ở mức khiêm tốn, có sự chênh lệch lớn giữa khu đông và tây, theo báo cáo thị trường của DKRA. Cụ thể, khu đông với sức nóng từ thành phố Thủ Đức tiếp tục dẫn đầu thị trường với 77,6%. Trong khi đó, khu tây chỉ chiếm 5,9%, thấp hơn 13 lần. Thậm chí, dự báo quý 4, toàn thị trường đón nguồn cung khoảng 7.000 căn, song vẫn tập trung ở khu đông và nam.

Khu vực tây nam dự kiến đón dự án duy hiếm hoi D-Aqua do DHA Corp phát triển. Dự án tọa lạc trung tâm quận 8, mặt tiền đường Bến Bình Đông, gồm 2 block căn hộ, dự kiến cung ứng ra thị trường khoảng 600 sản phẩm với mức giá vừa tầm, phù hợp tài chính đại đa số đối tượng trẻ. Đại diện nhà phát triển dự án cho biết: “D-Aqua triển khai mô hình tuyến phố thương mại giữa thiên nhiên gồm dịch vụ, mua bán sầm uất đi kèm chuỗi hoạt động giải trí đường phố nhộn nhịp, đáp ứng nhu cầu cư dân nội khu và người dân trong khu vực”.

Báo cáo thị trường của DKRA cũng chỉ ra, tỷ lệ tiêu thụ chung ở khu tây ở mức cao, đạt 80-90% và còn tăng. Những dự án đáp ứng nhu cầu ở thực được người mua quan tâm, tìm kiếm.

Giang Di Linh

Bình luận

Bạn có thể quan tâm