Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bay vượt đại dương có mạo hiểm?

Hàng giờ đồng hồ ngồi trên chiếc "tàu sắt khổng lồ" để băng qua đại dương sẽ có cảm giác như thế nào? Charlie, một phi công, đã có những chia sẻ về trải nghiệm này.

Trong một chuyến bay đến New York, tôi tình cờ gặp lại một người bạn tiếp viên hàng không của mình. Chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện thú vị về những trải nghiệm khi bay qua Đại Tây Dương.

Cô ấy chưa từng nghĩ đến những rủi ro có thể gặp phải trong suốt các chuyến bay của mình, nhưng lại trở nên tò mò khi đặt câu hỏi cho tôi về cách máy bay bay từ châu Âu đến Mỹ và đặc biệt là mức độ an toàn của chúng khi bay qua những vùng đại dương rộng lớn.

Khi nhận được câu hỏi này, tôi thật tình chưa từng nghĩ đến câu trả lời, dù đã có hơn 10 năm làm phi công. Tôi thường xuyên có những chặng bay xuyên qua đại dương vài lần trong một tháng mà không cần suy nghĩ nhiều, cho đến bây giờ.

Lịch sử các chuyến bay xuyên đại dương

Vào đầu những năm 1900, để đi lại giữa châu Âu và Bắc Mỹ chỉ có duy nhất cách di chuyển bằng thuyền. Nổi tiếng nhất là tàu biển Cunard (năm 1839) khi Samuel Cunard (Canada) giành được hợp đồng đầu tiên từ chính phủ Anh để cung cấp dịch vụ chuyển phát thường xuyên qua Đại Tây Dương. Khi ấy, du lịch bằng tàu Cunard cũng nhanh chóng trở nên phổ biến để vượt qua đại dương này.

bay qua dai duong anh 1

British Overseas Airways Corporation là hãng hàng không đầu tiên lái máy bay phản lực qua Đại Tây Dương. Ảnh: Fox Photo.

Đến khoảng năm 1930, máy bay đã bắt đầu có thể bay theo tuyến đường này, dù có thể phải dừng lại trên đường đi để tiếp nhiên liệu, hoặc cần một sân bay gần nhất để hạ cánh trong trường hợp khẩn cấp.

Qua nhiều năm, công nghệ được cải thiện. Máy bay chạy bằng bốn động cơ phản lực, chẳng hạn như dòng 707 và sau đó là 747 của Boeing, đã trở thành tàu bay đại dương mới.

Với 4 động cơ, nếu một trong 2 động cơ bị hỏng, vẫn còn 3 động cơ khác có thể tiếp tục bay. Ngay cả khi một động cơ khác bị hỏng, máy bay vẫn có thể chuyển hướng và hạ cánh an toàn.

bay qua dai duong anh 2

Boeing 747 trở thành một biểu tượng của du lịch xuyên Đại Tây Dương. Ảnh: X-Plane.

Quy tắc bay ETOPS

ETOPS (Extended-range Twin-engine OPerationS) là điều luật của ICAO (Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế), cho phép máy bay thương mại 2 động cơ được bay kéo dài thêm một khoảng thời gian bay nữa trong trường hợp một động cơ bị hỏng.

bay qua dai duong anh 3

Phi công lên kế hoạch đảm bảo chuyến bay tuân thủ các quy tắc và sự an toàn cho chuyến đi. Ảnh: Lufthansa.

Phần lập kế hoạch của một chuyến bay ETOPS là phần quan trọng nhất, được thực hiện bởi bộ phận lập kế hoạch chuyến bay của hãng hàng không. Họ cần đảm bảo chuyến bay tuân thủ các quy tắc và sự an toàn cho chuyến đi. Máy bay cần được chứng nhận đủ điều kiện bay để thực hiện chuyến bay ETOPS hay không, thời tiết tại các sân bay được chỉ định trên đường đi có phù hợp không và có đủ nhiên liệu để chuyển hướng trong một số trường hợp phát sinh.

Do đó, bất cứ khi nào một chuyến bay băng qua một vùng nước rộng như đại dương, các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt sẽ được thực hiện để đảm bảo việc hạ cánh an toàn tại một sân bay phù hợp dọc theo lộ trình.

Bay qua đại dương có rủi ro không?

Mỗi ngày, chúng ta phải đối mặt với một loạt các tình huống có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Đi bộ xuống cầu thang có nguy cơ trượt chân, nấu ăn có thể bị bỏng...

Và việc đi máy bay cũng vậy. Tuy nhiên, giống như tất cả các tình huống trong cuộc sống hàng ngày, những rủi ro mà chúng ta chấp nhận là những thứ đã được tính toán trước.

Khi xuống cầu thang, chúng ta không đi quá nhanh và giữ chặt tay vịn. Hay khi sử dụng lò nướng, ta sử dụng găng tay chống nhiệt để giảm khả năng bị bỏng. Tất cả những hành động trên làm giảm nguy cơ các sự kiện này trở thành mối đe dọa đối với cuộc sống.

Việc bay trên đất liền mang đến nhiều khả năng có các sân bay gần đường bay hơn vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, với những cải tiến về độ tin cậy của máy bay và động cơ, việc băng qua các đại dương được coi là an toàn tương đối như bay trên đất liền.

bay qua dai duong anh 4

Bay qua đại dương được coi là an toàn tương đối như bay trên đất liền. Ảnh: Adventure.com.

Với các quy tắc bay ETOPS được áp dụng, phi hành đoàn của máy bay sẽ luôn biết được sân bay chuyển hướng gần nhất ở đâu. Trên thực tế, trên các đường bay, thời gian đến sân bay dự phòng hiếm khi kéo dài hơn 90 phút đến hai giờ. An toàn trong hàng không là lập kế hoạch cho tình huống xấu nhất và mong đợi điều tốt nhất. Bằng cách đó, luôn có một dự phòng trong kế hoạch để đối phó với những sự kiện bất ngờ.

Do đó, bay trên mặt nước thực sự không rủi ro hơn bay trên cạn. Vì vậy, khi bạn có những chuyến bay qua Đại Tây Dương hoặc Thái Bình Dương, hãy yên tâm khi biết rằng các quy tắc nghiêm ngặt đã được thực hiện trong suốt chuyến bay để đảm bảo cho sự an toàn của hành khách.

Mùa du lịch 'hội họp' đã đến

Nhiều công ty có kế hoạch teambuilding từ năm trước nhưng chưa thực hiện được, đã dồn vào mùa hè năm nay.

Trạm dừng chân nổi tiếng Everest có thể bị bỏ

Everest Base Camp (trại nền Everest) có thể được nhà chức trách Nepal di dời để đảm bảo an toàn cho du khách.

Cảnh giác lừa đảo combo du lịch mùa cao điểm

Cao điểm du lịch hè đã bắt đầu, báo hiệu nhu cầu gia tăng từ khách hàng. Đây cũng là lúc nhiều vụ lừa đảo diễn ra.

Thu Ngân

Theo The Points Guy

Bạn có thể quan tâm