Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Bất động sản cửa khẩu là xu hướng đầu tư trong tương lai

Các dự án bất động sản nổi bật vừa tận dụng tiềm năng của khu vực biên giới, vừa tạo ra nhiều giá trị sống mới, góp phần biến những địa phương này trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Các dự án bất động sản nổi bật vừa tận dụng tiềm năng của khu vực biên giới, vừa tạo ra nhiều giá trị sống mới, góp phần biến những địa phương này trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Giống nhiều gia đình ở Việt Nam, gia đình bà Hồ Lan (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đi lễ đền Mẫu ở Lạng Sơn và Lào Cai đều đặn 2 lần mỗi năm. Nếu như đến Lào Cai, gia đình có thể kết hợp đi lễ, du lịch và nghỉ dưỡng ở Sa Pa, thì khi tới Lạng Sơn, nơi đây gần như không có nhiều điểm đến hấp dẫn để giữ chân các thành viên trong nhà.

"Lần nào đi lễ ở Lạng Sơn tôi cũng rất mệt vì phải đi về trong ngày. Các con tôi bảo ở Lạng Sơn chẳng có chỗ nào chơi, nên cả gia đình đành về", bà Lan nói.

Lạng Sơn từ lâu được biết đến là vùng đất nơi địa đầu, cửa ngõ giao thương quan trọng bậc nhất ở biên giới phía bắc. Tuy vậy, kinh tế Lạng Sơn chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp và giao thương biên mậu. Tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng, gần như chưa được khai thác khi thiếu những điểm đến, dự án xứng tầm, đủ sức giữ chân du khách.

Bà Lan là người yêu thích du lịch và có đời sống tâm linh phong phú. Gắn bó với đền Mẫu tại Đồng Đăng từ hồi còn trẻ, bà kể Lạng Sơn hơn 20 năm trước và hiện tại chỉ khác nhau ở những tuyến đường to hơn, dân cư đông đúc hơn, còn sản phẩm du lịch hay điểm đến gần như không thay đổi.

Hiếm có du khách nào đến Lạng Sơn dài ngày. Dễ dàng chỉ ra những điểm đến trong lịch trình quen thuộc của các du khách khi tới đây. Đó là thăm thú đỉnh Mẫu Sơn, mua sắm ở cửa khẩu Hữu Nghị,… trước khi về ăn các món đặc sản như lợn quay, vịt quay... Do vậy, so với các tỉnh như Lào Cai, Sơn La hay Quảng Ninh, du lịch Lạng Sơn bị bỏ khá xa.

Lạng Sơn có trên 231 km đường biên giới tiếp giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), là nơi bắt đầu tuyến quốc lộ 1A quan trọng, cũng là đường xuyên Á. Từ hàng nghìn năm nay, nơi đây đã là vùng biên ải, con đường giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngày nay, trung bình mỗi tháng có khoảng 24.000 lượt xe vận chuyển hàng hóa xuất - nhập khẩu qua lại Lạng Sơn. Trong khi đó, giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt khoảng 166 tỷ USD mỗi năm, tăng trưởng đều đặn trên 20%. Trung Quốc cũng chiếm 20% lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Không những có vị trí thuận lợi về mặt giao thương, Lạng Sơn còn được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam, thắng cảnh, hang động kỳ thú bên cạnh các di tích lịch sử, văn hóa đã đi vào thi ca và lòng người: Động Tam Thanh, Nhị Thanh, nàng Tô Thị, núi Mẫu Sơn…

Bên cạnh đó, Lạng Sơn còn sở hữu những di tích như ải Chi Lăng, thành nhà Mạc… Đây cũng là nơi sinh sống của 7 dân tộc anh em. Trong đó, dân tộc Nùng, Tày, Dao, Hoa, Mông, Sán Chay… với các điệu hát then, hát sli, hát lượn… đã trở thành những di sản văn hóa đặc sắc, riêng có.

GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng Lạng Sơn là một trong những địa phương biên giới có tiềm năng phát triển kinh tế biên mậu cao nhất ở Việt Nam. Với quốc lộ 1A, hàng hóa từ đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ hay miền Trung có thể xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường bộ một cách dễ dàng. Đặc biệt, bên kia biên giới, tiếp giáp Lạng Sơn là tỉnh Quảng Tây, hay xa hơn là tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) với dân số khoảng 160 triệu người. Đây là một thị trường khổng lồ hàng hóa Việt Nam có thể chinh phục.

Trong số các tỉnh vùng núi phía bắc Việt Nam, Lạng Sơn cũng có những nền tảng để phát triển văn hóa đặc sắc, lại cách Hà Nội không quá xa, chỉ khoảng 2,5-3 giờ chạy xe. Tuy vậy, những tiềm năng này vẫn cần được "đánh thức" bởi các dự án lớn và xứng tầm. Điều này vừa giúp phát triển du lịch, bổ trợ cho kinh tế biên mậu, đồng thời đánh thức vùng đất nơi biên giới của đất nước.

"Các nhà đầu tư nên nhìn thấy cơ hội của kinh tế biên mậu ở Lạng Sơn và gắn nó với du lịch, chắc chắn sẽ thành công. Lạng Sơn cần có các dự án bất động sản lớn, những dự án du lịch mạnh để tạo thành một điểm đến hấp dẫn du khách", GS Đặng Hùng Võ nói.

Ông cho rằng cái thiếu nhất của Lạng Sơn hiện nay là những điểm đến xứng tầm - nơi có thể níu chân du khách lưu trú, nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi, giải trí trong nhiều ngày. Ngoài ra, nơi đây cần tạo thêm các sản phẩm du lịch đặc sắc, gắn với văn hóa Tày - Nùng và các di tích, thắng cảnh của địa phương.

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều nơi tại Việt Nam vốn hoang sơ, nhưng khi có nhà đầu tư vào khai thác và xây dựng những dự án lớn, xứng tầm, đã trở thành điểm đến nổi tiếng, hấp dẫn du khách. Điều đó trực tiếp làm môi trường đầu tư kinh doanh của địa phương cải thiện, tạo nguồn thu nhập cho chính những người dân nơi đây.

Quần thể dự án Mailand Hoàng Đồng ra đời trong bối cảnh Lạng Sơn là vùng đất giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác đúng mực. Dự án nằm ngay trên tuyến đường Xuyên Á và tọa lạc gần kề cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị tiếp giáp Trung Quốc - một trong những nền kinh tế năng động lớn nhất thế giới.

Bat dong san Lang Son anh 1

Mailand Hoàng Đồng là dự án bất động sản lớn nhất được đầu tư tại các khu vực cửa khẩu, gồm những trung tâm giao thương, mua sắm phi thuế quan, nhiều tổ hợp giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf, casino tiêu chuẩn quốc tế, cáp treo, trạm dừng chân độc đáo và hàng nghìn tiện ích từ chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp, ẩm thực đến giáo dục, thể thao…

Chủ đầu tư Mailand Hoàng Đồng kỳ vọng Lạng Sơn sẽ trở thành trung tâm mới, hội tụ tinh hoa xứ Lạng, biến nơi biên giới thành vùng đất cửa khẩu rực rỡ phồn hoa… Định vị trở thành thành phố kỳ hoa độc đáo của tương lai, dự án được tạo dựng bằng sự kết hợp giữa quy hoạch, tiện ích hiện đại với những giá trị văn hóa mang tính đặc trưng bản địa.

Chủ đầu tư Mailand Hoàng Đồng lên kế hoạch xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp để phục vụ du khách lưu trú dài ngày. Ngoài ra, để phát huy lợi thế biên mậu từ lâu, một trung tâm giao thương mua sắm hiện đại với các trung tâm thương mại, cửa hàng miễn thuế, showcase city quốc tế… cũng được tạo nên. Không những vậy, nơi đây còn có khu vui chơi giải trí 24/7, casino lớn nhất miền Bắc dành cho khách quốc tế, phu phố ẩm thực, khu thể thao, khu vực chăm sóc sức khỏe…

Đáng chú ý, chủ đầu tư Mailand Hoàng Đồng sẽ ra mắt quần thể sản phẩm bất động sản thành phố cửa khẩu lớn bậc nhất cả nước. Các sản phẩm được ra mắt là nhà phố thương mại, villa đồi, villa hồ, second home (căn nhà thứ hai), nhà ở đô thị, hứa hẹn đáp ứng đa dạng khẩu vị và nhu cầu của nhà đầu tư. Những sản phẩm này đều được phát triển, xây dựng bởi các thương hiệu uy tín trong nước và quốc tế.

GS Đặng Hùng Võ cho rằng từ trước đến nay, nhiều người chỉ quan tâm đến đầu tư bất động sản ven biển, mà quên đi bất động sản khu vực biên giới, cửa khẩu cũng rất tiềm năng và hấp dẫn.

Một dự án tốt, có nhiều sản phẩm nổi bật và được triển khai xây dựng, phát triển bài bản bằng tâm huyết của chủ đầu tư hoàn toàn có tiềm năng sinh lời không kém bất động sản ven biển.

Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh các quần thể du lịch, nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi, giải trí, casino ở khu vực biên giới tại Việt Nam là rất ít. Các dự án này không chỉ ghi dấu ấn với du khách nội địa, quốc tế, mà còn thu hút hàng trăm triệu người Trung Quốc ngay bên kia biên giới. Điển hình, tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây ở phía bắc Việt Nam đã có dân số khoảng 160 triệu người. Đây được xem là thị trường khổng lồ.

Việc mở casino tại khu vực biên giới hứa hẹn biến Mailand Hoàng Đồng trở thành điểm đến khác lạ, hấp dẫn khách Trung Quốc. Khách Trung Quốc có thể sang nghỉ dưỡng, ăn uống, vui chơi, giải trí, mua sắm, chơi casino… "Du lịch hấp dẫn, điểm đến thu hút sẽ kéo theo sự phát triển của bất động sản", ông nhận xét.

Bên cạnh đó, Mailand Hoàng Đồng hoàn toàn có thể trở thành một "mắt xích" quan trọng trong các tour du lịch nối liền những điểm đến của Việt Nam - Trung Quốc. Ví như du khách có thể chọn tour Hà Nội - Lạng Sơn - Sùng Tả - Nam Ninh. Trước đây, khách du lịch chỉ coi Lạng Sơn là điểm trung chuyển đi Trung Quốc và ngược lại. Đến nay, họ đã có thể coi là một điểm đến hấp dẫn.

GS Đặng Hùng Võ cũng cho rằng khi cơ sở vật chất, điểm đến ở Lạng Sơn phát triển, du khách quốc tế khi đến Việt Nam sẽ có thêm những lựa chọn điểm đến mới, với khoảng cách chỉ 2,5-3 giờ chạy xe từ Hà Nội. Lạng Sơn có văn hóa Tày - Nùng đặc sắc nhưng gần như ít được quảng bá, giới thiệu, sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng và có những các khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm... đẳng cấp.

Video - Mailand Hoàng Đồng - thành phố kỳ hoa nơi cửa khẩu đất nước Thừa hưởng những lợi thế về vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên và được đầu tư bài bản, Mailand Hoàng Đồng hứa hẹn biến Lạng Sơn trở thành thành phố rực rỡ kỳ hoa của đất nước.

"Điều quan trọng là chúng ta phải tìm được ý tưởng để tạo nên sự khác biệt. Nếu chỉ dựa vào rừng núi và di tích lịch sử để nói Lạng Sơn đẹp thì khó có thể thu hút và giữ chân du khách", ông nói.

Đây đồng thời là lý do các doanh nghiệp kỳ vọng nhận được sự hỗ trợ, chính sách khuyến khích đầu tư để có thể tạo ra sự khác biệt cho khu vực biên giới, từ đó phát huy hết tiềm năng của vùng đất cửa khẩu phồn hoa. Độc giả truy cập website, fanpage hoặc liên hệ hotline 19001899 để biết chi tiết về dự án Mailand Hoàng Đồng.

Minh San - Thạch Thảo - Giang Tuyết Mai

Đồ họa: Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm