Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bất chấp lũ lụt, người Thái vẫn tổ chức lễ hội thả hoa đăng

Mặc dù thủ đô Thái Lan đang chìm trong biển nước, nhưng người dân Bangkok tối qua vẫn đổ ra các công viên để tổ chức lễ hội thả hoa đăng Loy Krathong để cầu mong nước nhanh chóng rút đi.

Bất chấp lũ lụt, người Thái vẫn tổ chức lễ hội thả hoa đăng

Mặc dù thủ đô Thái Lan đang chìm trong biển nước, nhưng người dân Bangkok tối qua vẫn đổ ra các công viên để tổ chức lễ hội thả hoa đăng Loy Krathong để cầu mong nước nhanh chóng rút đi.

>>Ảnh các phương tiện giao thông vật lộn với lũ lụt ở Bangkok
>>Muôn vẻ thuyền bè tự chế trong cơn lũ ở Thái Lan
>>Thái Lan tuyển thêm nhân viên thu gom rác vì lũ lụt

Cô Sahattaya Vitayakaseat đặt chiếc thuyền nhỏ hình vương miện làm từ lá chuối và hoa cúc vạn thọ xuống dòng nước bẩn đục, rồi để nó trôi về phía một băng ghế trong công viên ngập lụt vì nước của con sông Chao Phraya dâng cao.

Cô bắt đầu nhắm mắt và cầu nguyện, lặng lẽ cầu xin sự khoan dung độ lượng từ nữ thần nước của Thái Lan. Đây là vị thần mà nhiều người tin rằng phải chịu trách nhiệm cho trận lũ lụt kéo dài 3 tháng qua tại Thái Lan và khiến hơn 500 người chết. “Tôi không dự định ra ngoài tối nay, vì đã có quá nhiều mất mát và đau thương. Đây là cơ hội để nỗi khổ của chúng tôi trôi đi”, Sahattaya (45 tuổi) cho hay.

Bất chấp lũ lụt, người Thái vẫn tổ chức lễ hội thả hoa đăng

Hôm qua là ngày người dân Thái Lan tổ chức lễ hội Loy Krathong, một lễ hội trăng tròn được tổ chức hàng năm khi mùa mưa kết thúc. Người Thái tin rằng, hoa đăng được thả trong lễ hội Loy Krathong sẽ giúp họ mang đi những điều xui xẻo và bắt đầu lại một cuộc sống mới. Nhưng không giống như truyền thống kính trọng đối với thần nước như hàng trăm năm qua, năm nay người dân lại gửi đến vị thần nước những mong muốn mang tính châm biếm.

Nước lũ gây ra bởi mùa mưa dữ dội vài tháng qua đã quét xứ sở chùa Vàng, nhấn chìm nhiều thành phố ở một trong những thảm họa thiên tai tồi tệ nhất lịch sử Thái Lan hiện đại. Trong vài tuần qua, các khu vực ngoại ô Bangkok bị ngập nước khiến cư dân phải rời bỏ nhà cửa. Đây là nơi mà các vật dụng có thể nổi như tấm xốp, chai thùng rỗng, ống tre… là cách tốt nhất để đi lại.

Khi mối đe dọa này chưa kết thúc, cơ quan du lịch Thái Lan vừa hủy tất cả các lễ hội Loy Krathong chính thức tại Bangkok năm nay. Con sông Chao Phraya, nơi vốn tràn ngập hàng ngàn hoa đăng trong ngày lễ này các năm trước, lại trở nên tối đen và trống trải tối qua.

Chính quyền Bangkok đã yêu cầu người dân không thả hoa đăng trên sông hay bất kỳ khu vực ngập lụt nào. Các quan chức lo lắng hoa đăng có thể gây hỏa hoạn cho những ngôi nhà bị bỏ hoang, hay làm tắc nghẽn cống rãnh và kênh đào đang tích cực xả bớt nước ra khỏi khu vực đô thị với 9 triệu dân.

Tuy nhiên, người Thái tối qua vẫn vui vẻ ra ngoài để tham gia lễ hội Loy Krathong ở các công viên chật kín người khắp Bangkok. Ở công viên Santi Chai Prakan gần sông, thanh thiếu niên đốt pháo và thả hàng chục chiếc hoa đăng bay lên bầu trời đêm.

Tại một phần công viên ngập nước, những người tham gia lễ hội còn thả hàng trăm chiếc hoa đăng trên mặt nước. Chúng được giữ trên nước và trong khu vực được vây kín, phòng trường hợp chúng trôi đi xung quanh và gây hỏa hoạn.

“Bà ấy thật độc ác”, Vilasini Rienpracha nói với một nụ cười hờ hững và đề cập đến vị thần nước của Thái Lan có tên Phra Mae Khongkha. “Bà ấy muốn đổ vào đường phố của chúng tôi và nhìn thấy thành phố như thế này. Nhưng từng ấy đã là quá đủ với chúng tôi và giờ là lúc bà ấy phải rời đi”.

Bất chấp lũ lụt, người Thái vẫn tổ chức lễ hội thả hoa đăng

Lễ hội Loy Krathong bắt nguồn từ kỷ nguyên mà hầu hết người dân Thái Lan còn sống trong những ngôi nhà sàn làm bằng gỗ. Cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều vào những con sông và vùng đất nông nghiệp do mùa mưa chi phối.

Tuy nhiên, các nhà phê bình đang chỉ trích sự phát triển của cuộc sống hiện đại chính là nguyên nhân làm trầm trọng hơn tình trạng lũ lụt hiện nay. Vài thập kỷ qua, các con kênh dẫn nước lũ chảy qua thủ đô Bangkok đã bị nhường chỗ cho các con đường bộ, đường cao tốc, trung tâm mua sắm và khu dân cư.

Cô Sahattaya cho hay, người Thái đã đối xử tồi tệ với những con sông ở nước này, khi đổ rác thải gây ô nhiễm môi trường. Cùng với nạn phá rừng và tình trạng quy hoạch đô thị yếu kém, tình trạng lũ lụt hàng năm ngày càng thêm trầm trọng.

“Nếu con người chúng ta không thay đổi hành vi của mình, nhiều thảm họa hơn sẽ xuất hiện”, Sahattaya cho hay. “Đây là lúc bắt đầu làm điều gì đó tích cực thay vì hủy hoại môi trường. Chúng ta đã quá tham lam. Chúng ta đối xử tồi tệ với Mẹ thiên nhiên và giờ đây bà ấy quay lại trừng phát chúng ta”.

Bình An

Theo Bưu Điện Việt Nam

Theo Bưu Điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm