Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bắt bệnh khó nói cho 'cô bé'

Là phần nhạy cảm nhất của cơ thể, “vùng kín” luôn có những cách lên tiếng riêng để báo động cho bạn biết tình trạng sức khỏe của phái đẹp.

Đừng chủ quan bỏ qua những dấu hiệu này, vì có thể “cô bé” đang "ốm nặng". Tiến sĩ - bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Phó trưởng khoa sản A, bệnh viện Từ Dũ sẽtư vấn cho các bạn gái trẻ xác nhận dấu hiệu cũng như các kiến thức liên quan.

Dấu hiệu 1: Kinh nguyệt bất thường

Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi bạn gái đều có quy luật nhất định. Kinh nguyệt bình thường khi chu kỳ đều đặn, không có những dấu hiệu lạ về màu sắc, mùi, lượng máu kinh... Bất kỳ thay đổi bất thường nào như kinh nguyệt bỗng dưng biến mất vài tháng; máu kinh có màu đỏ tươi, màu cà phê hoặc màu đen (máu kinh bình thường màu đỏ sậm); kinh nguyệt kéo dài quá 7 ngày, có mùi hôi… đều là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe bất ổn của “cô bé”.

Bác sĩ tư vấn: Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho kinh nguyệt bất thường như rối loạn nội tiết, viêm nhiễm vùng kín, vô sinh, mang thai, thậm chí là ung thư cổ tử cung. Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào về kinh nguyệt, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và được tư vấn cách điều trị thích hợp.

Dấu hiệu 2: Huyết trắng đổi màu

Huyết trắng bình thường sẽ có màu trắng sữa hoặc trong suốt, mùi hơi tanh hoặc không mùi. Tùy vào lượng oestrogen trong cơ thể từng thời điểm, huyết trắng có thể trở nên đặc hơn như lòng trắng trứng gà, thậm chí có thể kéo thành sợi. Khi huyết trắng đổi sang màu vàng, xanh, có mùi hôi, ngứa rát… thì đây chính là dấu hiệu của huyết trắng bệnh lý và “cô bé” không còn an toàn nữa.

Bác sĩ tư vấn: Nguyên nhân gây huyết trắng bệnh lý thường do nhiễm nấm, nhiễm tạp khuẩn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (trichomanos, lậu, giang mai…) hoặc cũng có thể do việc giữ gìn vệ sinh vùng kín không đúng cách, thói quen thụt rửa sâu làm thay đổi môi trường âm đạo… Để điều trị bệnh dứt điểm, bạn cần làm theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý chăm sóc vệ sinh vùng kínhằng ngày để phòng ngừa bệnh tái phát.

Dấu hiệu 3: Đáy quần lót luôn ẩm ướt

Bình thường, “cô bé” vẫn đổ mồ hôi nhưng sẽ không đến mức khiến đáy quần lót của bạn luôn ẩm ướt. Nếu đang trong tình trạng này, rất có thể bạn đang bị viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Bác sĩ tư vấn: Có đến 30% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Triệu chứng thường thấy nhất của bệnh này là đáy quần lót luôn ẩm ướt, tạo môi trường thích hợp cho các vi khuẩn tấn công và gây nhiều bệnh viêm nhiễm khác. Vì vậy, nếu xuất hiện những dấu hiệu này, bạn nên đi khám phụ khoa ngay để được điều trị kịp thời.

Phần lớn viêm nhiễm vùng kín đều xuất phát từ việc vệ sinh kém, vệ sinh không đúng cách hoặc quan hệ tình dục không lành mạnh của các bạn gái. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, các bạn gái nên giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thấm nước tiểu sau khi đi vệ sinh, mặc quần lót thoáng, có lối sống lành mạnh và đi khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu bất thường. Cuối cùng, bạn cần kiểm tra xem đã thay quần lót 1-2 lần mỗi ngày để loại bỏ các vi khuẩn vừa sản sinh chưa. Nếu chưa đủ điều kiện và thời gian làm điều này, bạn nên sử dụng miếng lót vệ sinh hằng ngày và thay mới mỗi 4-6 giờ để bảo vệ “cô bé” một cách tốt nhất.

Là sản phẩm miếng lót vệ sinh hằng ngày duy nhất có công nghệ kháng khuẩn vượt trội, Kotex Hằng Ngày Hương Tự Nhiên Kháng Khuẩn ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, vi nấm, mùi hôi, giúp bảo vệ “vùng kín” khỏi nguy cơ viêm nhiễm. Với lõi thấm hút cải tiến, bề mặt cotton mềm mại, màng đáy thoáng khí, bạn gái còn yên tâm hơn khi “vùng kín” được khô thoáng, sạch sẽ mỗi ngày. Bạn gái cũng đừng quên tham gia chương trình “Một phút quan tâm, ba lần bảo vệ” tại www.kotexhangngay.com. Đồng hành cùng chương trình, các bạn gái không chỉ được kiểm tra kiến thức qua các bài trắc nghiệm mà còn có cơ hội bổ sung nhiều thông tin hữu ích về việc chăm sóc “vùng V”. Chỉ 1 phút để hiểu rõ về vùng nhạy cảm, được ba lần bảo vệ khỏi tác nhân có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm, “cô bé” của bạn sẽ an toàn và khỏe mạnh.

 

Bác sĩ Thu Hà - Phó trưởng khoa Sản A, bệnh viện Từ Dũ.

Tư liệu: Kotex

Ke thu cua 'vung chu V' hinh anh

Kẻ thù của 'vùng chữ V'

0

Khu vực chữ V là “vùng chiến sự” nhạy cảm nên nữ giới cần tiếp thêm kiến thức, nếu không muốn mình nằm trong phần lớn phụ nữ gặp phải những triệu chứng khó chịu do viêm nhiễm vùng kín gây ra.

Bạn có thể quan tâm