Bão tuyết càn quét châu Âu, giao thông hỗn loạn 'như chiến sự'
Thứ hai, 11/12/2017 08:53 (GMT+7)
08:53 11/12/2017
Tuyết rơi mạnh nhất trong vòng 4 năm qua ở Anh khiến cho giao thông tê liệt vào hôm 10/12, trong khi tại Đức, hơn 300 chuyến bay bị hủy khiến nhiều sân bay rơi vào hỗn loạn.
Nhiều khu vực ở nước Anh đang chứng kiến tình trạng tuyết rơi dày đặc, đặc biệt là ở các khu vực trung tâm và phía tây, theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia (Met Office). Trong ảnh, ngôi làng ở Derbyshire phía bắc nước Anh bị tuyết phủ trắng xóa. Ảnh: Getty.
Làng Sennybridge ở Công viên Quốc gia Brecon Beacons, xứ Wales, đang là nơi tuyết rơi dày nhất, tới 30 cm, trong khi tại Coleshill gần Birmingham, tuyết dày 10 cm. Ảnh: Getty.
Bão tuyết tồi tệ nhất ở Anh trong vòng 4 năm qua đã khiến các con đường và trường học buộc phải đóng cửa, nhiều thị trấn mất điện hoàn toàn và các chuyến bay bị hủy. Ảnh: Getty.
Đàn ngựa di chuyển tới một trang trại ở Llangollen, phía bắc xứ Wales, ngày 10/12. Ảnh: Getty.
Tại sân bay Birmingham của thành phố lớn thứ hai nước Anh, toàn bộ các chuyến bay trong sáng chủ nhật (10/12) bị hủy, trong khi các nhân viên sân bay nỗ lực dọn đường băng bị tuyết phủ kín. Vào tháng 12, sân bay này phục vụ khoảng 30.000 hành khách với 200 chuyến bay mỗi ngày. Ảnh: Getty.
Trong khi đó, người phát ngôn của Highways England, công ty quản lý giao thông đường bộ thuộc chính phủ, thông báo các sự cố đường bộ xảy ra "ở khắp mọi nơi". Nhiều đường sá có nguy cơ bị tắc nghẽn do tuyết rơi ngày càng dày. Ảnh: Getty.
Hàng loạt vụ va chạm, khiến hàng trăm chiếc xe mắc kẹt tại M40 ở Warwickshire, một trong những đường cao tốc nhộn nhịp nhất của nước Anh, Highways England cho biết. Điều kiện thời tiết xấu đã khiến con đường này bị băng tuyết dày bao phủ, rất nguy hiểm cho đi lại.
Cảnh sát ở xứ Wales và trung tâm Anh, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đã kêu gọi những người đi xe không nên ra đường trừ trường hợp "đặc biệt cần thiết", bởi vì họ đang phải xử lý số cuộc gọi xin hỗ trợ ngày càng tăng. Trong ảnh, chiếc xe tải gặp nạn làm cản trở lưu thông trên tuyến đường cao tốc M11 nối Bắc Wales và trung tâm Anh hôm 10/11. Ảnh: The Sun.
Carl Palmer, một người đi đường, nói đường trông "như chiến trận, xe đâm khắp nơi, những chiếc khác thì xoay vòng quanh". Một người lái ôtô khác, Rebecca Matthews, phàn nàn rằng tình trạng giao thông hiện nay thật "tệ hại", mọi người buộc phải ra ngoài và đẩy xe trên con đường trơn trượt. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, sân bay Luton của London đã phải đóng đường băng trong 2 tiếng đồng hồ, sau đó mở cửa trở lại cho các chuyến bay vào đầu giờ chiều, một người phát ngôn cho biết. Một hành khách bực bội mô tả sân bay lúc đó "giống như vùng chiến sự".
Mặc dù vậy, so với các khu vực khác, người dân thủ đô London chịu ít phiền toái hơn do mưa tuyết ở đây khá nhẹ. Các quan chức thành phố cho hay tuyết rơi dày nhất chỉ khoảng 2 cm ở vùng ngoại ô Northolt. "Chúng ta đang trải qua những điều tồi tệ nhất rồi", ông Oli Claydon, phát ngôn viên Cơ quan Dự báo Thời tiết Anh cho biết. "Hầu hết khu vực bị ảnh hưởng sẽ bắt đầu có nắng và sáng sủa hơn vào ngày 11/12".
Nhà thờ St. Paul ở trung tâm thủ đô London hôm 10/12.
Ảnh: Getty.
Không chỉ ở Anh, giao thông nước Đức cũng bị đình trệ vì điều kiện thời tiết xấu. Hàng trăm hành khách đã bị mắc kẹt ở Frankfurt, trung tâm tài chính của Đức. AFP cho hay khoảng 330 chuyến bay tại sân bay Fraport đã bị hủy vì bão tuyết quá mạnh. Ảnh: Getty.
DPA đưa tin sân bay quốc tế Düsseldorf lớn thứ ba của Đức, thuộc thủ phủ của bang North Rhine-Westphalia, cũng phải đóng cửa 4 tiếng vào chiều ngày 10/12. Các chuyến tàu ở đây đã phải chuyển hướng hoặc bị hủy. Trong ảnh, tuyết rơi dày tại thành phố Frankfurt, Đức hôm 10/12. Ảnh: Getty.
Thế giới chứng kiến sự khốc liệt và tàn bạo của thiên nhiên trong năm 2017, với hàng loạt thảm họa lấy đi sinh mạng của cả nghìn người và để lại hậu quả vô cùng nặng nề, lâu dài.
California đáng ra đang vào mùa mưa nhưng lại không có lấy một giọt mưa. Điều bất thường này nếu kéo dài sẽ khiến cho công tác phòng cháy chữa cháy trở nên vất vả hơn rất nhiều.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phản đối lệnh bắt giữ, trong khi Thủ tướng Canada tuyên bố sẽ tuân thủ mọi phán quyết của ICC, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế.