Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bão số 11 ảnh hưởng rất rộng

Phó tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết bão số 11 đang mạnh thêm và sẽ ảnh hưởng tới toàn miền Bắc, Bắc Trung Bộ khi vào gần bờ.

Vì sao có sai số trong việc tính thiệt hại do mưa lũ? Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, sự chênh lệch con số thiệt hại do mưa lũ gây ra là do các địa phương chưa thống nhất.

Chiều 13/10, đánh giá ban đầu về cơn bão số 11 (tên quốc tế Khanun), ông Lê Thanh Hải (Phó tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia), cho biết bão đang nằm trên vùng biển phía bắc Biển Đông, hướng vào đảo Hải Nam (Trung Quốc). Cường độ bão sẽ tăng dần, có thể lên cấp 12, giật cấp 13-14.

Mưa lớn toàn miền Bắc và Bắc Trung Bộ

"Kết hợp với đợt không khí lạnh yếu, bão Khanun ảnh hưởng rất rộng từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên - Huế. Khi vào vịnh Bắc Bộ, cường độ bão giảm cấp 8-9. Tuy nhiên, mưa lớn sẽ xuất hiện toàn bộ khu vực Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ”, ông Hải nói.

Thiet hai mua lu lon anh 1

Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai

. Ảnh: Thắng Quang.

Trả lời câu hỏi của Zing.vn về công tác ứng phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài cho biết trong bối cảnh các hồ chứa thủy điện, thủy lợi gần như đầy nước và phải xả tràn đơn vị đang theo dõi, giám sát chặt chẽ.

“Thực tế, chúng ta đang xây dựng kịch bản ứng ứng phó lũ cho tình huống bình thường. Khi gặp bão mạnh và phức tạp, bất lợi, chúng ta phải sơ tán dân. Do điều kiện kinh phí hạn chế, chúng ta chỉ xây dựng đê điều ứng phó với bão cấp 10”, ông Hoài cho hay.

Sức gió của bão số 11 có thể mạnh tới 150 km/h

Sau một ngày vào Biển Đông, bão số 11 sẽ nhanh chóng tăng cấp. Cơn bão được dự báo đạt tới cấp 13, giật cấp 16 khi tiến gần đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương, nhận định công tác dự báo khí tượng thủy văn luôn là “bài toán khó”, bởi địa hình đồi núi của Việt Nam cùng với đợt không khí lạnh tạo nên tình hình phức tạp.

Ông cho rằng việc nhận định tổng lượng mưa trong đợt mưa lũ vừa qua là "cơ bản sát với thực tế".

Thiet hai mua lu lon anh 2

Ông Lê Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia

. Ảnh: Thắng Quang.

"Thủy điện Hòa Bình xả lũ đúng quy trình"

Về sự chênh lệch trong con số thiệt hại tại các địa phương, ông Trần Quang Hoài nêu quan điểm: “Sự sai sót đó có thể do việc cập nhật giữa các đơn vị khác nhau. Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai luôn xác định danh tính nạn nhân khi cập nhật tình hình thiệt hại và xác minh các thông tin không chính xác”.

Bên cạnh đó, ông Hoài khẳng định đợt lũ vừa qua gây thiệt hại nặng nề lớn nhất với khu vực miền núi phía Bắc, do sự chủ quan trong công tác ứng phó, thông tin tới người dân.

“Theo thống kê của Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống thiên tai, hơn 100.000 ngôi nhà cần phải sơ tán. Người dân còn ở rải rác, phân tán nên thông tin không được truyền tải hết được”, ông Hoài nhấn mạnh.

Thiet hai mua lu lon anh 3

Đợt mưa lũ vừa qua, thủy điện Hòa Bình mở 8 cửa xả lũ. Ảnh: Lê Hiếu.

Đánh giá về việc vận hành hồ thủy điện theo quy trình ngược, thủy điện Hòa Bình mở 8 cửa xả lũ, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai nhận định Công ty thủy điện Hòa Bình đã tích nước đúng theo quy trình. Khi lũ về, cứ 6 tiếng, hồ thủy điện được phép xả 1 lần. Trong trường hợp mưa lũ khẩn cấp, hồ thủy điện được xả cấp tập để đảm bảo an toàn.

"Nếu hồ Hòa Bình không được xả kịp thời, đây sẽ là thảm họa của đất nước và sẽ không lường trước được hậu quả. Chúng tôi khẳng định việc xả lũ rất kịp thời, linh hoạt và chính xác", ông Hoài nói.

Ông Hoài cũng cho biết nếu hồ Sơn La không được đóng hoàn toàn, ngưng phát điện sẽ gây áp lực lớn với hồ Hòa Bình và vùng hạ lưu.

“Hồ Sơn La có kết cấu, mức độ an toàn, dung tích siêu cao để cắt lũ. Khi cửa xả đóng lại, mực nước ở hồ Sơn La dâng lên không nhiều”, ông Hoài cho hay.


Thắng Quang - Trà My

Bạn có thể quan tâm