Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bằng chứng tàu chiến Nhật bị tên lửa ngắm bắn

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản hôm qua (9/2) tuyên bố, Tokyo đang cân nhắc phơi bày một số bằng chứng nhất định chứng minh cho cáo buộc của họ về vụ Hài quân Trung Quốc “ngắm bắn” tàu chiến Nhật Bản gần đây. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Bắc Kinh một mực bác bỏ cáo buộc của phía Tokyo.

Bằng chứng tàu chiến Nhật bị tên lửa ngắm bắn

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản hôm qua (9/2) tuyên bố, Tokyo đang cân nhắc phơi bày một số bằng chứng nhất định chứng minh cho cáo buộc của họ về vụ Hài quân Trung Quốc “ngắm bắn” tàu chiến Nhật Bản gần đây. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Bắc Kinh một mực bác bỏ cáo buộc của phía Tokyo.

 

“Chúng tôi có bằng chứng. Chính phủ đang cân nhắc xem nên trưng ra bằng chứng ở mức độ như thế nào cho thích hợp”, bởi nó bao gồm nhiều thông tin mật về năng lực quốc phòng của Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera cho biết.
 
Hôm 5/2 vừa rồi, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đã lên tiếng cáo buộc, một tàu khu trục nhỏ của Hải quân Trung Quốc đã chĩa radar hướng dẫn tên lửa ngắm bắn mục tiêu vào một trực thăng quân sự của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản hôm 19/1 và tiếp đó là vào tàu khu trục Yudachi của hải quân Nhật hôm 30/1.
 
Sau khi giữ im lặng trong 3 ngày, hôm 8/2, Trung Quốc mới chính thức lên tiếng bác bỏ cáo buộc trên. Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã triệu tập một tùy viên quân sự của Nhật Bản tại Bắc Kinh đến để phủ nhận cáo buộc về hành động chĩa radar tên lửa vào tàu chiến Nhật.
 
Các quan chức Trung Quốc khẳng định, Hải quân của họ đã sử dụng một radar giám sát thông thường trong hai vụ việc nói trên.
 
Đáp lại, giới chức ở Tokyo tuyên bố, họ không bao giờ chấp nhận lời giải thích trên của Trung Quốc. Hiện tại, cả Tokyo và Bắc Kinh đều đang “tố” nhau đưa ra những thông tin sai về diễn biến hai vụ việc xảy ra vào ngày 19 và 30/1.
 
Bộ trưởng Quốc phòng Onodera hôm qua tuyên bố, chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc trưng ra những bằng chứng nhất định như hình ảnh tàu chiến Trung Quốc để cho thế giới thấy một radar hướng dẫn ngắm bắn tên lửa rõ ràng đã được chĩa về phía tàu khu trục của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản.
 
"Chúng tôi có thể nói chắc chắn rằng, đó là một radar hướng dẫn ngắm bắn tên lửa. Chúng tôi có bằng chứng chứng tỏ tàu khu trục Trung Quốc đã đuổi theo tàu của chúng tôi trong một khoảng thời gian nhất định”, ông onodera cho các phóng viên biết.
 
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, chính phủ của ông cũng đã phân tích sóng radio được phát ra từ hệ thống radar của tàu chiến Trung Quốc.

Những phát biểu trên của Bộ trưởng onodera được đưa ra một ngày sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe yêu cầu Bắc Kinh thừa nhận việc nước này chĩa radar tên lửa vào tàu chiến Nhật và có lời xin lỗi chính thức đối với vụ việc đó.
 
Phát biểu trên một chương trình truyền hình hôm 8/2, ông Abe đã thúc giục Bắc Kinh thừa nhận về các hành vi của mình, xin lỗi và cam kết không để tình hình này tái diễn một lần nữa.
 
Cùng ngày, tại một cuộc họp của Ủy ban Ngân sách Hạ viện, Thủ tướng Abe tuyên bố, Nhật Bản sẽ thực thi một chính sách ngoại giao mạnh mẽ hơn đối với các vấn đề liên quan đến chủ quyền.
 
Nhật Bản đang hướng tới việc củng cố sự hợp tác với đồng minh Mỹ - nước cũng đang rất quan ngại về diễn biến quân sự vừa rồi ở quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu  Ngư thuộc biển Hoa Đông.
 
Các quan chức quốc phòng và ngoại giao cấp cao Mỹ, Nhật hôm 7/2 đã có cuộc họp bàn về vụ tàu khu trục Trung Quốc “ngắm bắn” tàu chiến Nhật. Cả hai đều nhất trí rằng, hành động nguy hiểm của phía Bắc Kinh sẽ làm leo thang căng thẳng ở biển Hoa Đông.
 
Tuy nhiên, một số quan chức ngoại giao lo ngại, nguy cơ về một cuộc xung đột quân sự tự phát sẽ tăng lên nếu Nhật Bản ép Trung Quốc quá mạnh về vấn đề radar tên lửa.
 
“Mặc dù rõ ràng Trung Quốc sai nhưng Nhật Bản cũng không nên hành động quá mức”, một quan chức cấp cao cho biết.
 
Đề nghị lập đường dây nóng quân sự Trung-Nhật
 
Sau khi đưa ra những tuyên bố thể hiện lập trường cứng rắn, Nhật Bản cũng có những động thái nhằm làm dịu tình hình. Thủ tướng Abe nhấn mạnh, Tokyo sẽ không đóng cửa đối thoại với Bắc Kinh. Nhật Bản cũng đưa ra đề xuất thiết lập đường dây nóng quân sự với Trung Quốc để tránh các cuộc xung đột có thể xảy ra giữa hai nước.
 
“Việc chúng ta thiết lập một đường dây nóng là rất quan trọng bởi chúng ta có thể liên lạc nhanh chóng với nhau khi những vụ việc kiểu trên xảy ra”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản onodera cho biết.
 
Theo ông onodera, Toyo đã thông qua Đại sứ quán Trung Quốc tại nước này để đưa ra đề nghị tái đàm phán về việc tạo ra một “cơ chế liên lạc trên biển” giữa quan chức quốc phòng hai bên.
 
Năm 2010, Trung Quốc và Nhật Bản từng nhất trí thiết lập một đường dây nóng giữa lãnh đạo chính trị hai nước sau khi xảy ra một loạt diễn biến căng thẳng trên biển. Tuy nhiên, cho đến nay, kế hoạch này vẫn chưa được hiện thực hóa.
 
Các quan chức quân sự Trung, Nhật năm 2011 cũng đã đồng ý thiết lập một đường dây nóng giữa quân đội hai nước vào cuối năm đó nhưng các cuộc đàm phán về vấn đề này bị đình trệ vì căng thẳng leo thang liên quan đến cuộc tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông.

Rõ ràng, vụ tàu khu trục Trung Quốc chĩa radar tên lửa về phía tàu chiến Nhật Bản là vụ việc nghiêm trọng nhất, tiến gần sát nhất đến một cuộc “đọ súng” nguy hiểm trên biển giữa hai nước. Nếu hai bên không kiểm soát để tránh những hành động tương tự tái diễn thì cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa họ rất dễ bùng phát thành một cuộc xung đột quân sự.

Theo Vnmedia

Theo Vnmedia

Bạn có thể quan tâm