Chúng ta đã trông đợi sự sống đến từ hành tinh đỏ hàng thế kỉ nay, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu như cuộc sống tại đây bị hủy diệt trước khi quá trình tiến hóa phát triển mạnh mẽ?
Theo The Next Web, hôm 6/8, các nghiên cứu công bố kết quả phân tích mẫu đất 3,5 tỷ năm tuổi chứa hợp chất hóa học tên gọi “thiophenes” có khả năng là chất hữu cơ. Nếu đúng như vậy, rất có thể vi khuẩn đã từng tồn tại trên hành tinh này.
Thiophenes - hợp chất đặc biệt được tìm thấy trong than đá, dầu thô và nấm cục trắng trên Trái Đất được các nhà sinh vật học coi là dấu hiệu nhận biết sự sống. Sự hiện diện của các hợp chất có thể là hữu cơ này là bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy từng có sự sống tồn tại đâu đó ngoài Trái Đất.
Việc nghiên cứu chắc chắn sẽ còn mất nhiều thời gian do khó khăn trong khâu thu thập đất. Ảnh: NASA. |
Tuy nhiên vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được làm sáng tỏ. Giả thuyết hàng đầu cho sự tồn tại của Thiophenes trên Hỏa tinh là do tác động của thiên thạch lên bề mặt hành tinh, khiến chúng trở nên phi sinh học, tức không phải hữu cơ.
Đáng tiếc, các xe tự hành trên Hỏa tinh không phải là nhà sinh vật học vũ trụ, việc nghiên cứu chắc chắn sẽ còn mất nhiều thời gian do khó khăn trong khâu thu thập đất.
Công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh chưa dừng lại ở đó. Mặc dù sự hiện diện của Thiophenes trong đất Hỏa tinh rất thú vị, đó chưa phải là khẳng định chắc chắn mà các nhà khoa học đang tìm kiếm. Sẽ còn mất khá lâu để chúng ta có thể biết liệu vi khuẩn hay nói cách khác là sự sống có từng tồn tại trên Hỏa tinh hay không.