Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bằng cấp không hẳn là nền tảng của thành công

Nhiều bạn nghĩ, thành công được xây dựng trên bằng cấp, học vị. Bố mẹ tôi cũng đặt ra yêu cầu là tôi phải học đại học và ít nhất phải có bằng thạc sĩ.

Lam moi ban than anh 1

Thành công không hoàn toàn phụ thuộc vào bằng cấp. Nguồn: sunnewsonline.

Tôi lớn lên trong một gia đình trung lưu điển hình tại Đức. Tôi là con cả trong số bốn anh chị em. Cha tôi là một công chức, công tác trong một Bộ của Đức, còn mẹ tôi cũng là công chức kiêm nội trợ.

Sự phát triển tư duy cá nhân

Chúng tôi sống trong một ngôi nhà nhỏ, có vườn và một chiếc xe hơi cũ loại bình dân. Trong những kỳ nghỉ hàng năm, chúng tôi thường đến thăm ông bà và các dì, hoặc đi biển.

Tôi rất yêu cha mẹ mình và luôn ghi nhớ những điều mà cha mẹ tôi thường bảo tôi khi còn bé: “Con trai, con phải học đại học“, “sau này, tốt nhất con nên làm cán bộ nhà nước”, “Cha mẹ yêu con, cho dù con có làm gì đi nữa”, “Con nên sống khiêm nhường”, “Con hãy đặt ra những mục tiêu nhỏ nhưng chắc chắn”…

Đây có lẽ cũng là những điều mà các bậc phụ huynh Việt Nam thường dạy con mình. Những quan điểm, suy nghĩ mà cha mẹ bồi đắp cho tôi, mang lại cho tôi sự yên ổn, nhưng đồng thời cũng hạn chế những tiềm năng bứt phá trong tôi.

Niềm tin và tư duy định hình thành công

Các quan điểm về cuộc sống, gia đình, nghề nghiệp… thường được đưa vào đầu chúng ta từ rất sớm, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và dần dần trở thành một niềm tin, khiến chúng ta rất khó loại bỏ chúng ra khỏi đầu.

Niềm tin có thể biến thành động lực, thúc đẩy chúng ta làm việc đạt hiệu suất cao nhất, hoặc cũng có thể hạn chế khả năng của chúng ta, khiến chúng ta giậm chân tại chỗ.

Niềm tin có thể đảm bảo chúng ta nên kiên trì với những gì đang có, nhưng cũng có thể giúp chúng ta khao khát điều gì đó bay xa hơn. Tư duy có thể biến chúng ta thành một con vịt, suốt ngày kêu quạc quạc trong cái ao cùng với những con vịt khác.

Nhưng chúng cũng có thể biến ta thành một con đại bàng kiêu hãnh sải cánh trên bầu trời. Tôi đã học được câu chuyện về Đại bàng và Vịt nhờ sự chỉ dẫn của Bodo Schäfer, một tác giả bestseller của Đức. Bạn thấy đấy, giống như bạn bây giờ, tôi cũng đã có một người thầy, một vị coach của mình.

Người Việt Nam tự hào là hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Tôi tin, trong bạn có đầy đủ những tố chất để có thể vươn mình thoát khỏi giới hạn ao làng. Điều quan trọng là bạn phải muốn điều đó. Bạn cần xác định cho mình một tư duy đúng đắn. […]

Thành công không hoàn toàn phụ thuộc vào bằng cấp

Nhiều bạn nghĩ, thành công được xây dựng trên bằng cấp, học vị. Bố mẹ tôi cũng đặt ra yêu cầu là tôi phải học đại học và ít nhất phải có bằng thạc sĩ. Đúng là tôi đã tốt nghiệp đại học, thậm chí còn có bằng cấp cao hơn kỳ vọng của cha mẹ. Nhưng bây giờ thì tôi biết rõ rằng, việc tốt nghiệp đại học không hẳn là nền tảng của thành công.

Nhiều người đã không học đại học mà vẫn hạnh phúc và thành công. Do đâu lại như vậy? Bởi vì ở hầu hết trường hợp thành công, điều quan trọng là người ta phải có ý chí mãnh liệt để thay đổi và đạt được điều gì đó, cộng với niềm tin rằng có thể đạt được nó. Và điều này không phụ thuộc vào việc bạn bao nhiêu tuổi, trẻ hay già.

Steve Jobs đã nói: “stay hungry, stay foolish” - “Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ” trong bài diễn văn nổi tiếng của ông tại Standford. Nếu bạn chưa biết bài diễn văn này, hãy tìm ngay trên YouTube.

Đó là một trong những bài diễn thuyết truyền cảm hứng hay nhất mà tôi từng xem. Tôi đã xem nó ít nhất 50 lần, thậm chí tôi còn giới thiệu cho tất cả các sinh viên của tôi. “Stay hungry, stay foolish”, theo nghĩa tích cực, bạn luôn có thể như thế, cho dù bạn 18 tuổi, hay 40, hay 70 tuổi.

Bạn của tôi, GS Hermann Simon, năm nay đã 80 tuổi, nhưng trong tâm trí ông ấy luôn đầy ắp các ý tưởng. Ông ấy là doanh nhân, tác giả sách, giáo sư và là một trong những chuyên gia kinh tế hàng đầu của Đức. Philip Kotler, một bậc thầy về marketing của Mỹ, cũng 80 tuổi nhưng vẫn viết đều đặn mỗi năm một cuốn sách.

Bill Gates đã bắt đầu từ một chiếc máy tính tự lắp trong gara xe hơi gia đình để rồi trở thành một doanh nhân ảnh hưởng toàn cầu. Và Trang Lê đã trở thành người có ảnh hưởng trong giới thời trang Việt Nam. Tất cả những người này, Steve, Hermann, Philip, Bill và Trang, họ đều có một điểm chung, đó là họ luôn tin vào bản thân họ ngay từ đầu; họ biết đặt ra mục tiêu và giữ được một tư duy đúng.

GS.TS Andreas Stoffers / Alpha Books - NXB Thế giới

SÁCH HAY