Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bản quyền bóng đá – ‘Vũ khí’ cạnh tranh của các nhà đài

Đến thời điểm này, vấn đề bản quyền bóng đá tuy không còn nóng hổi như trước nhưng vẫn gây nhiều tranh cãi khi các nhà đài Việt Nam kém mặn mà với quyền phát sóng World Cup.

Từ việc tăng giá bản quyền

Giải Ngoại hạng Anh (EPL) diễn ra trong khoảng 10 tháng mỗi năm với 38 lượt trận đấu, giúp FA - tổ chức quản lý giải bóng này thu về hàng tỉ bảng Anh. Nguồn thu từ việc bán bản quyền EPL cho các nhà đài trên thế giới trong mùa giải 2013-2014 đã vượt ngưỡng 2 tỉ bảng Anh. Còn World Cup 2014 đang diễn ra tại Brazil, chỉ kéo dài khoảng 1 tháng với 64 trận đấu, nhưng giá trị bản quyền truyền hình cũng đã trên 2 tỉ USD. Trên thế giới, không có bộ môn thể thao hoặc ngành giải trí nào mà bản quyền truyền hình lại đắt giá như bóng đá.

Tại Việt Nam, bản quyền EPL 3 mùa giải từ 2010 đến 2013 do K+ trúng thầu với giá 19 triệu USD, tuy nhiên với 3 mùa sau đó (2013-2016), giá trị bản quyền đã tăng lên xấp xỉ 40 triệu USD. Với bản quyền World Cup, năm 2010 VTV phải trả 2,7 triệu USD để mua trọn gói từ công ty Dentsu (Nhật Bản), nhưng tới mùa World Cup 2014 VTV phải chi tới 7 triệu USD, tăng đến 260%.

gfgr
Những trận bóng đá đỉnh cao là điểm tựa lớn, giúp phát triển thuê bao và tăng nguồn thu cho các nhà đài.

Không phải ngẫu nhiên mà giá trị bản quyền bóng đá lại tăng nhanh và mạnh như vậy. Và cũng không phải các nhà đài “vung tay quá trán” chi cho bản quyền bóng đá đến mức vô lý. Trên thực tế, túc cầu vẫn là một bộ môn thu hút nhiều người xem nhất và là chìa khóa để mở ra “mỏ vàng” phát triển thuê bao, tăng nguồn thu cho các nhà đài. Vì thế, trên thị trường truyền hình trả tiền (THTT) hiện nay, nhà đài nào nắm giữ nhiều bản quyền phát sóng trực tiếp các giải bóng đá hấp dẫn sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn. 

Đến chiến lược của các nhà đài

MP&Silva khi “hét” giá bản quyền World Cup 2014 tại thị trường Việt Nam lên mức 10 triệu USD đã rơi vào tình trạng “ế hàng”. Giá đắt nhưng không “xắt ra miếng”, liệu có nhiều khách hàng quyết định đăng ký thuê bao THTT chỉ để xem 64 trận World Cup trong 1 tháng trong khi các trận đấu này họ cũng được xem miễn phí trên các kênh truyền hình quảng bá của VTV, VTC, các đài khu vực và địa phương?

Ngay cả khi dư luận ồn ào về chuyện từ VTC đến Viettel, VTV… tính toán mua bản quyền World Cup 2014 tại Việt Nam thì K+ cũng đã tuyên bố rõ ràng rằng không nhập cuộc đua. Ở khía cạnh thương mại hóa đối với các nhà đài, bản quyền World Cup không thực sự là món hàng hấp dẫn. Các giải đấu như EPL, La Liga, Serie A… mới đủ dài hơi để tạo sức mạnh thu hút thuê bao cho nhà đài cũng như giữ chân khách hàng ở lại dài lâu.

Đến thời điểm này, EPL vẫn là giải đấu hấp dẫn nhất và có giá trị thương mại lớn nhất. K+ đã cho thấy sự tính toán lớn khi không mua bản quyền World Cup 2014 nhưng thuê bao của họ vẫn được xem miễn phí tất cả các giải đấu ở mùa giải này.

Trong khi đó, chỉ K+ có được quyền phát sóng các trận đấu sớm ngày thứ 7 và các trận ngày chủ nhật (super Sunday) của EPL mà các nhà đài khác không có được. Với giải La Liga cũng vậy,  K+ mua bản quyền theo phương thức được ưu tiên lựa chọn phát trận đấu hay nhất, gay cấn nhất chứ không mua độc quyền tất cả, vừa tạo được sự khác biệt lại vừa tiết kiệm. Với các trận K+ không mua độc quyền, khách hàng của kênh vẫn có thể xem được. Và như vậy, thuê bao K+ được xem tất cả các giải đấu, trong đó có những trận chỉ có người dùng của đài mới được xem.

Mai Hồng Giang

Bạn có thể quan tâm