Trong khi báo cáo này sẽ không nêu đích danh bên nào thực hiện vụ tấn công trên, ông Ban phát biểu trước báo giới rằng chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad đã "tiến hành nhiều tội ác chống lại loài người".
Trong khi đó, thanh sát viên vũ khí hóa học hàng đầu của Liên Hợp Quốc khẳng định bản báo cáo này đã được hoàn tất.
Cũng trong ngày 13/9, Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) cho biết Thứ trưởng Ngoại giao Syria đã Faisal Mekdad đã liên hệ và đề nghị cơ quan này trợ giúp về mặt kỹ thuật.
Ông Ban phát biểu trước báo giới rằng chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad đã "tiến hành nhiều tội ác chống lại loài người". (Nguồn: AFP/TTXVN). |
Trước đó, Syria trở thành thành viên chính thức của hiệp ước cấm vũ khí hóa học toàn cầu hôm 12/9. Đây là động thái mà Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã cam kết sẽ thực hiện theo kế hoạch của Nga nhằm tránh các cuộc tấn công của Mỹ.
Cùng ngày, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách các vấn đề nhân đạo và điều phối cứu trợ khẩn cấp, bà Valerie Amos đã phân bổ 50 triệu USD để hỗ trợ nỗ lực của các cơ quan nhân đạo đang giúp đỡ ngày càng nhiều người Syria chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng hai năm rưỡi qua ở nước này và trong khu vực.
Bà Amos cho biết số tiền từ Quỹ phản ứng khẩn cấpLiên Hợp Quốc này là khoản đóng góp đơn lẻ lớn nhất từ trước tới nay cho hoạt động ứng phó trước một cuộc khủng hoảng.
Theo bà Amos, 20 triệu USD sẽ dùng để giúp các hoạt động viện trợ bên trong lãnh thổ Syria, 15 triệu USD sẽ chi cho nỗ lực ở Liban, 10 triệu USD sẽ giúp đỡ dòng người tị nạn đổ về Iraq và 5 triệu USD sẽ nhằm thúc đẩy các chương trình nhân đạo ở Jordan. Theo Liên Hợp Quốc, hơn 4,2 triệu người đã bị mất nhà cửa ở Syria và 2 triệu người chạy đến các nước khác trong khu vực.