Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Bạn biết gì về làng đình chiến Bàn Môn Điếm ở biên giới liên Triều?

Zing.vn mời độc giả trả lời câu hỏi về làng biên giới Bàn Môn Điếm thuộc khu phi quân sự liên Triều, nơi sẽ diễn ra các cuộc đàm phán cấp cao giữa Hàn Quốc và Triều Tiên ngày 9/1.

Ban Mon Diem anh 1

Làng biên giới Bàn Môn Điếm còn có tên gọi khác là gì?

  • Khu vực An ninh Chung

  • Khu vực Phi quân sự

  • Khu vực Quân sự Chung

Còn được gọi là Khu vực An ninh chung hay Làng Đình chiến, Bàn Môn Điếm (Panmunjom) là nơi các đại diện quân sự của Trung Quốc, Triều Tiên và Liên Hợp Quốc hoàn tất thỏa thuận đình chiến, chấm dứt chiến tranh Triều Tiên vào năm 1953.

Ban Mon Diem anh 2

Tên gọi Bàn Môn Điếm xuất phát từ ý nghĩa nào?

  • Nơi duy nhất trong khu phi quân sự (DMZ) đóng vai trò vùng đệm, không thuộc sở hữu của bên nào

  • Nơi các binh sĩ và quan chức có thể đối mặt trực tiếp trong DMZ

  • Nơi duy nhất trong DMZ để họp bàn về các vấn đề quân sự, chính trị và hậu cần

Ngày nay, Bàn Môn Điếm là địa điểm duy nhất trong DMZ nơi các đại biểu từ Triều Tiên và Lực lượng Liên Hợp Quốc gặp nhau để thảo luận về các vấn đề quân sự, chính trị và hậu cần.

Ban Mon Diem anh 3

Làng Bàn Môn Điếm thuộc quản lý của lực lượng nào?

  • Hàn Quốc

  • Liên Hợp Quốc

  • Mỹ
  • Triều Tiên

Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc quản lý khu vực Bàn Môn Điếm. Ba trong số 6 tòa nhà nằm ngang đường phân định được sơn màu xanh lơ của Liên Hợp Quốc.

Ban Mon Diem anh 4

Du khách có thể tự do đi lại qua biên giới tại địa điểm nào ở làng Bàn Môn Điếm?

  • Các tòa nhà đàm phán của Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc

  • Các tòa nhà do Triều Tiên kiểm soát

  • Bên ngoài các tòa nhà

Bên trong các tòa nhà hội nghị nằm ngang đường phân định, nơi Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc tiến hành các cuộc đàm phán qua nhiều năm, là nơi du khách có thể đi lại tự do qua biên giới dưới sự giám sát nghiêm ngặt của lính gác. Ở phía bên ngoài, đường biên giới được đánh dấu bằng các tấm xi măng là nơi binh sĩ và khách du lịch không được vượt qua.

Ban Mon Diem anh 5

Cây cầu “Một đi không trở lại” trong Khu vực An ninh Chung của Bàn Môn Điếm từng được sử dụng để làm gì?

  • Tử hình tù nhân

  • Trao đổi tù nhân chiến tranh

  • Giao chiến giữa quân đội Hàn Quốc và Triều Tiên

Cầu Một đi không trở lại nằm ngang Đường Phân định Quân sự (MDL) giữa Triều Tiên và Hàn Quốc từng được sử dụng cho việc trao đổi tù nhân vào cuối Chiến tranh Triều Tiên năm 1953. Một khi đã lựa chọn băng qua cầu để hồi hương, các tù nhân chiến tranh sẽ không bao giờ được phép trở lại nơi họ từng bị bắt giam.

Ban Mon Diem anh 6

Các cuộc thảo luận dự kiến được tổ chức tại Tòa nhà Hòa Bình ở làng Bàn Môn Điếm, phía bên Hàn Quốc, vào ngày 9/1 là cuộc đối thoại cấp cao đầu tiên giữa Hàn Quốc và Triều Tiên trong bao nhiêu năm?

  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Triều Tiên đã đồng ý với đề nghị tổ chức các cuộc hội đàm vào ngày 9/1 của Hàn Quốc. Đây sẽ là lần tiếp xúc cấp cao đầu tiên giữa 2 nước kể từ tháng 12/2015. Theo dự kiến, các cuộc thảo luận trước hết sẽ tập trung vào việc Triều Tiên tham gia Thế vận hội Mùa đông tại thị trấn Pyeongchang của Hàn Quốc vào tháng 2.

Ngôi làng 'nằm kẹt' giữa cuộc đua tuyên truyền của 2 miền Triều Tiên Người dân làng Taesung trong khu phi quân sự (DMZ) giống như khán giả hàng ghế đầu của một võ đài, nơi chứng kiến và cảm nhận rõ nhất căng thẳng leo thang giữa 2 miền Triều Tiên.

Bạn biết gì về các sự kiện thế giới nổi bật năm 2017?

Zing.vn mời độc giả tham gia trả lời câu hỏi về các sự kiện nổi bật khắp thế giới năm 2017, từ lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ đến cuộc đảo chính ở quốc gia châu Phi Zimbabwe.

Bạn có phải là chuyên gia về cuộc khủng hoảng Triều Tiên?

Chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên là vấn đề gây căng thẳng tại Đông Bắc Á. Bạn có nắm rõ về cuộc khủng hoảng tại bán đảo Triều Tiên?

Tuyết Mai

Bạn có thể quan tâm