Đầu năm 2021, mỗi tháng, đại dịch khiến 300.000 người tử vong trên toàn thế giới. Chỉ riêng tại Mỹ, chính phủ đã trả khoảng 800 tỷ USD/tháng cho các chi phí do ảnh hưởng của Covid-19. Do đó, nếu sự thành công của quá trình sản xuất vaccine diễn ra sớm hơn, những lợi ích to lớn cho xã hội và nền kinh tế toàn cầu có thể xuất hiện.
Nhận thấy tính cấp thiết của việc phát triển vaccine Covid-19 nhanh chóng, Mỹ và EU đã bắt tay xây dựng các mô hình nghiên cứu khác nhau kể từ khi đại dịch bùng phát. Tuy nhiên, chính phủ các nước không thể dự đoán mô hình nào sẽ thành công dù đã hỗ trợ tài chính cho nhiều công ty và chuyên gia nghiên cứu.
Số tiền các chính phủ bỏ ra trong việc tăng cường năng lực sản xuất sẽ nhỏ hơn so với lợi ích của một loại vaccine được phát triển thành công.
Trong khi một số công ty dược phẩm lớn như GSK không cho ra kết quả mong muốn, công ty khởi nghiệp như Moderna - công ty dược đến từ Mỹ - lại có bước đi đột phá trong nỗ lực nghiên cứu vaccine ngừa Covid-19.
Tại Vương quốc Anh, quốc gia này đã gặt hái may mắn với sự thành công trong nghiên cứu vaccine của Oxford-AstraZeneca. Tương tự, BioNTech - công ty dược đến từ Đức - cũng thành công với sản phẩm vaccine Covid-19 kết hợp với hãng dược hàng đầu của Mỹ Pfizer.
Moderna và Pfizer/BioNTech thu lợi nhuận khổng lồ nhờ vaccine Covid-19. Ảnh: AFP & Reuters. |
So với các quốc gia nhỏ hơn, Mỹ và EU chiếm ưu thế trong quá trình phát triển vaccine và mở rộng quy mô sản xuất. Dù có quá trình triển khai tiêm chủng khá giống nhau, Mỹ vẫn dẫn trước EU một vài tháng. Có thể thấy, những chiến lược của Mỹ tỏ ra hiệu quả hơn so với EU - nơi nguồn cung chịu ảnh hưởng bởi vấn đề sản xuất.
Theo Irish Times, cách tiếp cận vaccine của EU là ký kết hợp đồng mua số lượng lớn vaccine với điều kiện các công ty đã phát triển thành công sản phẩm. Chiến lược này cản trở khả năng mở rộng năng lực sản xuất của các công ty chưa đạt thành công trong nghiên cứu vaccine.
Trái lại, Mỹ quyết định đầu tư trước vào quá trình sản xuất dù chưa đem lại kết quả. Rõ ràng, điều này đem lại hiệu quả hơn trong việc tăng cường nguồn cung vaccine.
Để nguồn cung cứng vaccine sản xuất nhanh hơn với giá thành rẻ hơn, chính phủ các nước nên đầu tư vào năng lực sản xuất vaccine trước.
Nghiên cứu của Đại học Chicago chỉ ra chính phủ các nước nên gánh chịu rủi ro nhiều hơn trong việc mở rộng năng lực sản xuất, thay vì chỉ ký hợp đồng mua các sản phẩm thành công. Số tiền các chính phủ bỏ ra trong việc tăng cường năng lực sản xuất sẽ nhỏ hơn so với lợi ích của một loại vaccine được phát triển thành công.
Trong khi đó, nghiên cứu của Viện Peterson nhấn mạnh vẫn tồn tại những khó khăn trong chuỗi cung ứng vật liệu cần thiết để sản xuất vaccine thành công. Hiện tại, vaccine Pfizer/BioNTech sản xuất tại EU đang phụ thuộc vào thành phần quan trọng được sản xuất tại Anh.
Đồng thời, Viện Peterson chỉ ra tầm quan trọng của việc đa dạng hóa quy trình sản xuất giữa các nhà máy và quốc gia. Để đạt những thành công ban đầu, Pfizer đã đa dạng hóa việc sản xuất tại các nhà máy chính ở Mỹ, Đức, Bỉ và Anh.
Do vậy, cựu tổng thống Mỹ nhận định để nguồn cung cứng vaccine sản xuất nhanh hơn với giá thành rẻ hơn, chính phủ các nước "nên đầu tư vào năng lực sản xuất vaccine trước".