Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bác sĩ thoát chết vì Ebola cho máu nữ y tá gốc Việt

Một bác sĩ sống sót trong tâm dịch Ebola ở Liberia đã cho máu nữ y tá gốc Việt nhiễm virus Ebola ở Mỹ.

Bác sĩ Kent Brantly, người thoát chết sau khi nhiễm Ebola cho máu y tá gốc Việt Nina Phạm. Ảnh: AP

Cô Nina Phạm, nữ y tá gốc Việt 26 tuổi, được xác định nhiễm Ebola khi chăm sóc Thomas Eric Duncan, trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên được xác định trên đất Mỹ. Trong bối cảnh các nhà khoa học chưa thể tìm ra phương thuốc đặc trị, bác sĩ Kent Brantly, người được chữa khỏi sau khi nhiễm virus Ebola ở Liberia, cho máu Nina nhằm giúp cô thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

Các bác sĩ tin rằng, máu của người được chữa khỏi có thể cứu mạng Nina. Tính tới thời điểm hiện tại, bác sĩ Brantly đã cho máu 3 người nhiễm Ebola sau khi phát hiện họ cùng nhóm máu với ông. Cả 3 người được Brantly giúp đỡ, bao gồm Bác sĩ Nick Sacra, phóng viên Ashoka Mukpo của NBC và nữ y tá gốc Việt Nina Phạm, đều đang được điều trị.

Bác sĩ Kent Brantly thoát chết sau khi được điều trị bằng huyết thanh thử nghiệm tên là Z-Mapp tại bệnh viện Đại học Emory ở Atlanta, Georgia. Người ta tin rằng máu ông chứa huyết thanh giúp tiêu diệt virus. Brantly được yêu cầu cho máu Thomas Eric Duncan, người nhiễm Ebola đầu tiên trên đất Mỹ, nhưng nhóm máu của họ không phù hợp.

Người ta phát hiện Nina Phạm mang triệu chứng của Ebola hôm 10/10 vì cô là một trong hàng chục người tiếp xúc với nạn nhân nhiễm Ebola đầu tiên trên đất Mỹ. Cô gái 26 tuổi bị cách ly ngay sau khi mẫu máu xét nghiệm dương tính với Ebola. Người ta tiến hành khử trùng nơi ở và làm việc của Nina ngay sau đó.

​Nữ y tá nhiễm virus Ebola ở Mỹ là người gốc Việt

Người đầu tiên nhiễm virus Ebola tại Mỹ là một nữ y tá 26 tuổi gốc Việt. Cô sống tại thành phố Dallas, bang Texas.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm