Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Bác sĩ nào được Chính phủ giao xây dựng ngành ký sinh trùng?

Ông là người sáng lập ra Viện nghiên cứu sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng. Ông hi sinh khi đang nghiên cứu sốt rét ở Trường Sơn.

Y hoc Viet Nam anh 1

Ai là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp bác sĩ phẫu thuật?

  • Hồ Đắc Di
  • Vũ Đình Kha
  • Tôn Thất Hoạt
  • Trương Cam Cống

Theo sách Những người cùng thời, giáo sư Hồ Đắc Di (1900-1984) là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp bác sĩ phẫu thuật và là người Việt Nam duy nhất được công nhận học hàm giáo sư đại học thời Pháp thuộc. Ông cũng là người có công rất lớn xây dựng trường Đại học Y khoa trong kháng chiến chống Pháp.

Y hoc Viet Nam anh 2

Bác sĩ nào là Bộ trưởng Bộ Thương binh - Cựu binh, có hai người con trai là liệt sĩ?

  • Vũ Công Hòe
  • Vũ Đình Tụng
  • Hoàng Tích Trí
  • Phan Huy Bích

Bác sĩ Vũ Đình Tụng (1895-1973) là một người công giáo yêu nước. Trước Cách mạng tháng Tám, ông làm chuyên gia phẫu thuật tại Bệnh viện Thuộc địa. Năm 1947, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Thương binh - Cựu binh và giữ chức vụ này cho đến năm 1959. Ông có hai người con trai là liệt sĩ: Vũ Văn Thành hi sinh sau ngày Tổng khởi nghĩa và Vũ Đình Tín hi sinh trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.

Y hoc Viet Nam anh 3

Bác sĩ nào là Chủ tịch Ủy ban hành chính đầu tiên của Hà Nội?

  • Phạm Ngọc Thạch
  • Nhữ Thế Bảo
  • Trần Duy Hưng
  • Nguyễn Hữu Thuyết

Khi còn sinh viên trường Đại học Y Hà Nội, bác sĩ Trần Duy Hưng (1912-1988) đã tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động xã hội. Cách mạng tháng Tám thành công, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội. Toàn quốc kháng chiến, ông theo Chính phủ lên chiến khu Việt Bắc. Sau ngày 10/10/1954, ông tiếp tục được cử làm Chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội và giữ chức vụ này cho tới năm 1977.

Y hoc Viet Nam anh 4

Bác sĩ nào được Chính phủ giao xây dựng ngành ký sinh trùng?

  • Nghiêm Xuân Huỳnh
  • Bùi Đình Cận
  • Đặng Văn Ngữ
  • Nguyễn Huy Tiếp

Bác sĩ Đặng Văn Ngữ (1910-1967) tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1937. Sau đó, ông được cử sang Nhật nghiên cứu về vi trùng - ký sinh học. Năm 1949, ông về nước tham gia kháng chiến. Sau năm 1954, ông được Chính phủ giao xây dựng ngành ký sinh trùng. Ông là người sáng lập ra Viện nghiên cứu sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng. Ông hi sinh khi đang nghiên cứu thuốc chống sốt rét cho bộ đội ở Trường Sơn.

Y hoc Viet Nam anh 5

Bác sĩ nào đặt nền móng cho việc nghiên cứu chất “diệt cỏ” (dioxin), tố cáo chiến tranh hóa học của đế quốc Mỹ tại Việt Nam?

  • Tôn Thất Tùng
  • Trần Hữu Tước
  • Đỗ Xuân Hợp
  • Phạm Gia Triệu

Trước cách mạng tháng Tám, giáo sư Tôn Thất Tùng (1912-1982) là bác sĩ nội trú bệnh viện Phủ Doãn. Khi toàn quốc kháng chiến, ông giữ chức cố vấn phẫu thuật cho Bộ Quốc phòng kiêm Thứ trưởng Bộ Y tế. Sau năm 1954, ông được cử làm Giám đốc bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức. Ông là người phát minh ra phương pháp cắt gan khô và là người đầu tiên mổ tim ở Việt Nam. Ông cũng là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu chất “diệt cỏ” (dioxin), tố cáo chiến tranh hóa học của đế quốc Mỹ tại Việt Nam.

Y hoc Viet Nam anh 6

Bác sĩ nào tìm ra phương pháp chống lao bằng vi trùng BCG chết, sau 3 năm nghiên cứu trên môi trường nuôi cấy?

  • Phạm Ngọc Thạch
  • Nguyễn Tăng Ấm
  • Đào Trọng Xuân
  • Phó Đức Thực

Sau khi du học ở Pháp về, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (1909-1968) mở phòng mạch riêng chữa lao tại Sài Gòn và bí mật tham gia cách mạng. Năm 1945, ông đứng ra tổ chức Thanh niên Tiền phong hoạt động theo chủ trương của Việt Minh. Sau năm 1954, ông giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế và có nhiều đóng góp to lớn cho nền y học nước nhà. Khi giữ chức Viện trưởng Viện chống lao Trung ương, ông đã tìm ra phương pháp chống lao bằng vi trùng BCG chết, sau 3 năm nghiên cứu trên môi trường nuôi cấy.

Y hoc Viet Nam anh 7

Bác sĩ nào được xem là “ông vua của ngành nội khoa Việt Nam”?

  • Nguyễn Văn Đức
  • Nguyễn Văn Thụ
  • Trần Quang Vỹ
  • Đặng Văn Chung

Khi còn là sinh viên trường Đại học Y Hà Nội, bác sĩ Đặng Văn Chung (1910-1999) tham gia nhiều ca mổ xác và đối chiếu thực tế tử thi với chẩn đoán của bác sĩ để rút ra những bài học bổ ích. Năm 1952, ông đỗ Thạc sĩ Y khoa tại Pháp. Sau năm 1954, ông được bổ làm phó hiệu trưởng trường Đại học Y khoa Hà Nội rồi Phó chủ tịch Hội đồng khoa học kỹ thhuật Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam. Ông được xem là “ông vua của ngành nội khoa Việt Nam”.

Minh Châu

Bạn có thể quan tâm