Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hòa Bình: 'Sự cố như cơn ác mộng'

“Chúng tôi đau đớn cũng như người nhà của các bệnh nhân, các y bác sĩ đều có cảm giác mất đi người thân khi sự cố xảy ra”, bác sĩ Hoàng Công Tình chia sẻ với Zing.vn.

Bác sĩ cấp cứu nói về sự cố 7 bệnh nhân tử vong khi chạy thận “Sự cố lần này như một cơn ác mộng, nhưng đó là sự thật mà chúng tôi phải chấp nhận”.

Hơn một ngày sau khi chứng kiến nhiều bệnh nhân tử vong trong quá trình chạy thận nhân tạo, bác sĩ Hoàng Công Tình, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình), vẫn chưa hết bàng hoàng vì cú sốc trong nhiều năm làm nghề y.

Đôi mắt thâm quầng, mệt mỏi sau một đêm dài không ngủ, bác sĩ Tình chia sẻ khi sự cố xảy ra, đội ngũ y bác sĩ của Khoa thận nhân tạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình và riêng kíp trực hôm đó, ai cũng đau xót.

Vị Phó khoa bảo lúc đó, 6 bệnh nhân bị nặng không phải qua đời cùng lúc vì diễn biến bệnh lý của mỗi bệnh nhân khác nhau, cơ thể từng người cũng không giống nhau.

Quá trình tiếp nhận hàng loạt bệnh nhân gặp nạn khi chạy thận, một số nữ điều dưỡng đã khóc.

Benh nhan tu vong khi chay than anh 1
Bác sĩ cấp cứu cho bệnh nhân chạy thận sau khi sự cố xảy ra. Ảnh: Hoàng Cư.

Nhớ lại thời điểm cấp cứu 18 bệnh nhân cùng lúc rơi vào khoảnh khắc sinh tử, bác sĩ Tình kể có lúc, ông đang trấn an các nhân viên trong chốc lát thì bệnh nhân cần cấp cứu lại xuất hiện đột ngột.

“Chúng tôi đau đớn cũng như người nhà của các bệnh nhân, các y bác sĩ đều có cảm giác mất đi người thân khi sự cố xảy ra”, vị Phó Khoa tâm sự.

Ông Tình cho biết sau khi sự cố khiến 7 người tử vong xảy ra khi chạy thận nhân tạo, người nhà bệnh nhân không có phản ứng tiêu cực nào đối với đội ngũ y bác sĩ và phía bệnh viện.

Theo bác sĩ giải thích, đối với 18 bệnh nhân chạy thận chu kỳ, họ và người nhà gần như đã quen thuộc với các nhân viên y tế trong Khoa.

Nam bác sĩ cho biết người nhà còn nhớ cả số điện thoại của các bác sĩ, bởi họ đến điều trị theo chu kỳ, có bệnh nhân điều trị đã vài năm nay.

Nói về sự cố xảy ra chiều 29/5, bác sĩ Tình thông tin tai nạn gây hậu quả quá lớn, tạo cảm giác hụt hẫng sau nhiều năm trong nghề. Ông chia sẻ tại Khoa Hồi sức tích cực, ông cùng đội ngũ y bác sĩ từng nhiều lần chứng kiến bệnh nhân cấp cứu bệnh nặng nhưng không qua khỏi.

“Sự cố lần này như một cơn ác mộng, nhưng đó là sự thật mà chúng tôi phải chấp nhận”, bác sĩ Tình bày tỏ.

Benh nhan tu vong khi chay than anh 2
Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, nơi xảy ra sự cố y khoa khiến 7 người tử vong. Ảnh: Hoàng Lam.

Ngày 29/5, 18 bệnh nhân đang chạy thận ở Khoa Thận nhân tạo bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình bất ngờ xuất hiện tình trạng khó thở, buồn nôn, đau bụng. Bệnh viện lập tức huy động bác sĩ hồi sức cấp cứu tích cực cho bệnh nhân, đồng thời báo cáo Bộ Y tế và xin hỗ trợ chuyên môn từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Đến 23h cùng ngày, 7 bệnh nhân tử vong nghi do sốc phản vệ. Những người còn lại được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai trong đêm để tiếp tục điều trị.

Sáng nay 30/5, tại buổi họp báo do UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức, ông Trương Quý Dương, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh này đã đứng lên xin nhận trách nhiệm về sự cố đáng tiếc. Ông cũng gửi lời xin lỗi chân thành đến gia đình và các bệnh nhân gặp tai nạn.

Sự cố sốc phản vệ khi chạy thận ở Hòa Bình xảy ra như thế nào? Tối 29/5, nam bệnh nhân 60 tuổi đã tử vong dù được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu suốt một ngày. Đây là nạn nhân thứ bảy tử vong trong vụ chạy thận nhân tạo ở Hòa Bình.
Bộ trưởng Y tế yêu cầu không để thêm bệnh nhân tử vong khi chạy thận Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhìn nhận vụ 7 bệnh nhân tử vong trong số 18 người đang lọc máu ở bệnh viện đa khoa Hòa Bình là sự cố y khoa rất trầm trọng.

Giám đốc bệnh viện nhận trách nhiệm vụ 7 người tử vong khi chạy thận

"Hàng chục năm nay, chưa từng có tai nạn đáng tiếc nào xảy ra với mức độ nghiêm trọng như lần này", Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hòa Bình Trương Quý Dương nói.



Nhóm phóng viên

Bạn có thể quan tâm