Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bắc Kinh có thể thay đổi lập trường để cứu nền kinh tế

Giới quan sát cho rằng Trung Quốc có thể bổ sung gói hỗ trợ tài khóa và nới lỏng một số hạn chế để giúp nền kinh tế phục hồi.

Theo Bloomberg, các nhà kinh tế dự đoán Trung Quốc sẽ bắt đầu bổ sung gói kích thích tài khóa vào đầu năm 2022. Giới chức Bắc Kinh vừa tiết lộ mục tiêu chính của họ trong năm tới là xử lý những rào cản đối với tăng trưởng và ổn định nền kinh tế.

Giới quan sát cho rằng những hạn chế đối với ngành bất động sản sẽ vẫn còn. Nhưng giới chức Bắc Kinh có thể hạn chế đưa ra các đòn giáng bất ngờ đối với những lĩnh vực như công nghệ, giáo dục và giải trí.

"Chính sách tài khóa có thể đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ tăng trưởng vào năm tới", ông Ding Shuang - nhà kinh tế của Standard Chartered Plc - nhận định.

Tang truong kinh te Trung Quoc anh 1

Các nhà kinh tế dự đoán Trung Quốc sẽ bắt đầu bổ sung kích thích tài khóa vào đầu năm 2022. Ảnh: Reuters.

Chính sách tài khóa

Tuần trước, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho biết sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với hầu hết ngân hàng kể từ ngày 15/12. Động thái này sẽ giải phóng khoảng 1.200 tỷ NDT (tương đương 188 tỷ USD) cho các khoản vay kinh doanh và hộ gia đình.

Quyết định được đưa ra cùng ngày Bộ Chính trị Trung Quốc phát đi tín hiệu rằng nước này có thể có những động thái tích cực nhằm bảo vệ nền kinh tế vào năm 2022.

Trong thời kỳ dịch Covid-19, Bắc Kinh vẫn rất cẩn trọng trong việc can thiệp vào sự phục hồi kinh tế. Kể từ đầu năm 2020, Trung Quốc đã không cắt giảm lãi suất cho vay chuẩn. Nước này cũng không sử dụng các biện pháp kích thích kinh tế mạnh tay.

Thay vào đó, Bắc Kinh đưa ra nhiều gói hỗ trợ có mục tiêu cho những doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Tang truong kinh te Trung Quoc anh 2

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bị cản trở bởi cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản - vốn đóng góp vào 30% GDP đất nước, tình trạng thiếu điện nghiêm trọng và cuộc trấn áp đối với các tập đoàn tư nhân của đất nước. Ảnh: Reuters.

Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới chứng kiến tăng trưởng dương trong năm 2020. Nhưng vào năm 2021, đất nước 1,4 tỷ dân đối mặt với hàng loạt thách thức.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bị cản trở bởi tình trạng thiếu điện, những gián đoạn trong hệ thống vận chuyển và cuộc khủng hoảng nợ của lĩnh vực bất động sản.

Cùng với đó là những đòn giáng liên tiếp của Trung Quốc đối với các doanh nghiệp tư nhân trong những lĩnh vực từ công nghệ đến giáo dục.

Các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm tốc còn 3,1% trong quý IV. Ở quý II và quý III, mức tăng lần lượt là 7,9% và 4,9%.

Nới lỏng hạn chế

Theo giới quan sát, cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản có thể là mối nguy lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Trong nhiều tháng qua, China Evergrande - tập đoàn địa ốc nợ nần nhất thế giới - đã trượt tới bờ vực phá sản.

Hôm 9/12, Fitch Ratings đã hạ xếp hạng của China Evergrande xuống "vỡ nợ giới hạn" sau khi tập đoàn không thể trả hai khoản lãi trái phiếu coupon trong khoảng thời gian ân hạn.

Các nhà phân tích từ lâu đã e ngại rằng sự sụp đổ của China Evergrande có thể ảnh hưởng nặng nề tới lĩnh vực bất động sản, vốn chiếm 30% GDP Trung Quốc.

Theo dữ liệu tháng 11, dự trữ thép cây đang ở mức thấp nhất kể từ giữa tháng 1. Nguyên nhân là sản lượng thép và xây dựng tiếp tục chậm lại. Cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đã hạn chế các hoạt động xây dựng và thị trường kim loại.

Các ngân hàng như Goldman Sachs Group Inc., Nomura Holdings Inc. và Barclays Plc đã đồng loạt cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai thế giới.

Trung Quốc có thể cắt giảm yêu cầu dự trữ bắt buộc, tăng tốc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, nới lỏng các biện pháp hạn chế đối với lĩnh vực bất động sản và nợ của chính quyền địa phương

Ông Larry Hu tại Macquarie Group Ltd.

Theo ông Larry Hu - nhà kinh tế trưởng tại Macquarie Group Ltd., các nhà hoạch định chính sách có thể bắt đầu với những công cụ tài chính và tiền tệ như cắt giảm yêu cầu dự trữ bắt buộc, tăng tốc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, nới lỏng các biện pháp hạn chế đối với lĩnh vực bất động sản và nợ của chính quyền địa phương.

Giới quan sát cho rằng chính quyền Trung Quốc đã thay đổi lập trường trong cuộc trấn áp đối với lĩnh vực bất động sản nước này.

Bắc Kinh cũng có thể chỉ đạo các ngân hàng giải ngân khoản vay với tốc độ nhanh hơn trong năm tới. Theo biên bản cuộc họp, chính quyền Trung Quốc đã không đề cập đến việc kiểm soát nợ trong nền kinh tế.

Theo quan chức chức kinh tế cấp cao Han Wenxiu, các chính quyền địa phương cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất cứ chính sách nào có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Ai gánh chịu thiệt hại khi China Evergrande vỡ nợ

Việc China Evergrande bị hạ xếp hạng xuống "vỡ nợ giới hạn" sẽ thúc đẩy quá trình tái cơ cấu của tập đoàn. Nhưng các trái chủ nước ngoài sẽ là đối tượng ưu tiên trả nợ cuối cùng.

Những động thái của Trung Quốc sau khi China Evergrande vỡ nợ

China Evergrande chưa lên tiếng về việc vỡ nợ. Nhưng giới chức Bắc Kinh tìm cách gửi đi thông điệp rằng rủi ro từ cuộc khủng hoảng của tập đoàn này đã được kiểm soát.

Các startup công nghệ Trung Quốc bị chặn đường huy động vốn nước ngoài

Financial Times đưa tin danh sách đen sắp được chính quyền Trung Quốc công bố có thể gây khó cho các startup công nghệ muốn huy động vốn nước ngoài.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm