Dự án Xây dựng nhà ga hành khách T2 được khởi công tháng 12/2011, với tổng mức đầu tư gần 1 tỷ USD, diện tích sàn 139.216 m2 gồm 4 tầng. Nhà ga hành khách T2 đi vào hoạt động sẽ khắc phục được tình trạng quá tải thời gian qua tại nhà ga T1. Nhà ga này có hệ thống máy soi, băng tải hành lý, camera theo dõi an ninh, điều hòa không khí, phát thanh, cứu hỏa... nhập khẩu từ các nước tiên tiến. Đặc biệt, hệ thống cung cấp nhiên liệu thông qua họng tra nạp nhiên liệu lần đầu tiên được sử dụng tại Việt Nam. |
Nhà ga T2 sẽ đáp ứng phục vụ 30.000 hành khách với 230 lượt cất hạ cánh mỗi ngày; công suất đáp ứng 10 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2015 đến 2020) và 15 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2020 đến 2030). |
Ngày 25/12, nhà ga T2 khai thác thử nghiệm chuyến bay đầu tiên của Vietnam Airlines chặng Hà Nội - Singapore. Từ ngày 31/12 sẽ chính thức khai thác toàn bộ các chuyến bay quốc tế đi và đến tại Nhà ga hành khách T2. Nhà ga hành khách T1 sẽ tiếp tục duy trì khai thác các chuyến bay nội địa. Ngày 4/1/2015, Bộ Giao thông Vận tải sẽ khánh thành Nhà ga hành khách T2 và Nhà khách VIP A Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài. >> Xem thêm: Cận cảnh Nhà ga T2 Nội Bài ngày đầu đưa vào khai thác |
Dự án cầu Nhật Tân và đường dẫn hai đầu cầu có tổng mức đầu tư 89,943 tỷ Yên Nhật, tương đương 13.626 tỷ đồng. Tổng chiều dài của dự án là 8.930 m, bao gồm phần cầu dây văng dài 3.755 m, rộng 33,2 m; đường dẫn dài 5.170 m. >> Xem thêm: Toàn cảnh đường vành đai hàng chục nghìn tỷ ở Hà Nội |
Nhật Tân là một trong số rất ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới. Ngoài công nghệ thi công cầu dây văng nhiều nhịp thì phần cầu chính còn áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến lần đầu được áp dụng ở Việt Nam như công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp, hệ thống quan trắc theo dõi với nhiều thiết bị hiện đại như đo lực căng cáp văng, đo ứng suất cốt thép, dầm thép… và đặc biệt là kết cấu móng vòng vây cọc ống thép (SPSP). >> Xem thêm: Sắc cầu vồng khổng lồ trên cầu dây văng dài nhất VN |
Để ghi lại mối quan hệ hữu nghị Việt - Nhật, cầu sẽ có 2 tên gọi là “Nhật Tân” và “Hữu nghị Việt-Nhật”. Trên chiếc cầu dây văng lớn nhất Việt Nam sẽ không cho phép các loại xe tải lưu thông. Các phương tiện là xe tải, container sẽ di chuyển qua cầu Thăng Long. Còn ôtô, xe buýt, xe khách sẽ di chuyển vào 6 làn theo chỉ dẫn. Xe máy sẽ lưu thông qua 2 làn đường gom và không được di chuyển vào làn đường chính. |
Dự án đường nối từ sân bay quốc tế Nội Bài đến cầu Nhật Tân(đường Võ Nguyên Giáp) được đầu tư xây dựng để kết nối trung tâm thủ đô với sân bay Nội Bài, giảm lượng giao thông trên tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài. |
Dự án dài hơn 12 km, với tổng mức đầu tư 6.742 tỷ đồng. Phần đường chính được thiết kế vận tốc 80 km/h, các đường gom là 40 km/h. >> Xem thêm: Hình ảnh đầu tiên về đường Võ Nguyên Giáp ở Hà Nội |
Hiện, các hạng mục thi công chính của dự án đã hoàn thành nhưng phía tư vấn và nhà thầu sẽ kiểm tra, rà soát để hoàn thiện một số hạng mục ngoài chính tuyến như vỉa hè, hoàn trả hệ thống giao thông thủy lợi của địa phương, gia cố mái dốc, đưa toàn tuyến thông xe vào đầu năm 2015. |
Ngày 4/1/2015, Bộ Giao thông Vận tải sẽ khánh thành, đưa vào sử dụng các dự án: Nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; cầu Nhật Tân và đường dẫn hai đầu cầu; đường nối sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân. Đây là những dự án trọng điểm quốc gia, được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, các dự án trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.