Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Ba sai lầm của Big Tech

Liên tục mở rộng quy mô, chú trọng vào số lượng thay vì chất lượng và tự mãn chính là sai lầm khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới lao đao.

Trong vòng 20 năm trở lại đây, các ông lớn trong Thung lũng Silicon đã tạo ra một tiêu chuẩn mới cho những doanh nghiệp thành công. Chỉ cần liên tục tung ra những cải tiến mới và vung tiền để lôi kéo khách hàng đầu tư, họ đã có thể trở thành một startup sáng giá.

Ở Thung lũng Silicon, tốc độ quan trọng hơn chất lượng. Mức độ phủ sóng lại được đánh giá cao hơn lợi nhuận thật. Áp dụng chiến lược này, một doanh nghiệp hoàn toàn có thể bành trướng quy mô, đánh bại hoặc thậm chí thâu tóm đối thủ của mình trong phút chốc.

Thời huy hoàng đã qua của Big Tech

Học theo cách làm của Thung lũng Silicon, các nhà khởi nghiệp khắp nơi đều cho rằng việc mở rộng quy mô và lợi nhuận chính là cách dễ nhất để tồn tại và dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ. Trong khi đó, các nhà đầu tư lại nhanh chóng bị những kỳ vọng, hứa hẹn tăng trưởng trong tương lai làm mờ mắt mà quên cân nhắc đến yếu tố lợi nhuận.

Trong thời gian giãn cách vì Covid-19, xu hướng vung tiền để thu hút khách hàng ngày càng phổ biến, giúp những doanh nghiệp startup “mơ lớn” bước lên những đỉnh cao danh vọng. Tuy nhiên, việc liên tục mở rộng quy mô là một trong những sai lầm nghiêm trọng của Big Tech bởi hiện thực sau đó sẽ đẩy họ vào hố sâu tuyệt vọng.

Sai lam cua Big Tech anh 1

Ngay cả những ông lớn như Google, Facebook cũng gặp không ít khó khăn trong năm 2022. Ảnh: Financial Times.

Giờ đây, những tháng ngày tăng trưởng chóng mặt của các công ty công nghệ đã kết thúc. Áp lực từ tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng trung ương tăng cao đã làm đảo lộn toàn bộ chiến lược của họ. Các nhà đầu tư được hưởng mức hoàn vốn khổng lồ nhờ tiền gửi ngân hàng và trái phiếu được tín nhiệm cao. Điều này khiến những khoản đầu tư vào những startup có tiềm năng tăng trưởng trở nên lép vế.

Giá cổ phiếu của các Big Tech như Google, Amazon và Facebook đã mất 40-60% giá trị chỉ trong năm nay. Trong khi đó, những tên tuổi nhỏ còn gặp nhiều khó khăn hơn. Chỉ số Goldman Sachs của các công ty công nghệ thua lỗ này đã giảm 77% kể từ mức đỉnh vào tháng 2/2021.

“Trèo càng cao, ngã càng đau”

Sai lầm thứ hai của Big Tech là xem trọng tốc độ hơn chất lượng. Theo Financial Times, đa số Big Tech đều làm giàu nhờ ra mắt các phần mềm. Lợi thế của hình thức này là dễ dàng cập nhật và phân phối đến nhiều người dùng trên diện rộng.

Nhưng thực tế cho thấy “trèo càng cao, ngã càng đau”. Sau giai đoạn tăng trưởng nhanh, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với một vấn đề lớn hơn có tên “thất bại nhanh chóng”. Họ liên tục ra mắt sản phẩm mới nhưng sau đó lại phải liên tục sửa lỗi, vá lỗ hổng cho những phần mềm này.

Điều này cũng đúng khi áp dụng với các lĩnh vực khác như ôtô, dược phẩm hay thực phẩm… Các nhà sản xuất cần làm việc nghiêm túc và đáp ứng mọi tiêu chuẩn ngay từ đầu vì chuỗi sản xuất và mạng lưới phân phối không thể điều chỉnh sản phẩm trong một sớm một chiều.

Nếu không, kẻ dẫn đầu có thể đánh mất vị thế của mình và bị các đối thủ đánh bại bất cứ lúc nào giữa thị trường công nghệ cạnh tranh khốc liệt. Đơn cử như startup Tesla của Elon Musk. Thị phần ôtô Mỹ của họ đã giảm từ 75% vào 5 năm trước xuống chỉ còn 65%.

Thậm chí, công ty phân tích dữ liệu ôtô hàng đầu S&P Global Mobility còn dự đoán con số này sẽ giảm xuống dưới 20% vào năm 2025. Nguyên nhân là các nhà sản xuất khác sẽ ra mắt nhiều xe tải điện và mẫu xe có giá thành rẻ hơn trong khi Tesla đang chật vật tìm chỗ để xây nhà máy.

Sai lam cua Big Tech anh 2

Hãng xe điện Tesla của Elon Musk đã có một năm tồi tệ khi cổ phiếu lao dốc gần 70%. Ảnh: Bloomberg.

“Thực tế hỗn loạn hơn chúng ta tưởng. Dù là người phát minh ra ý tưởng xe điện, họ cần phải tìm nhà máy chế tạo, tìm bất động sản và tìm nhân công cho khâu sản xuất. Quy trình này không hề đơn giản”, David Millstone, Giám đốc điều hành tại tập đoàn công nghiệp Standard Industries, nhận định.

Standard Industries gặp rất nhiều khó khăn khi cung cấp tấm pin năng lượng mặt trời cho Tesla. Việc mở rộng quy mô sản xuất không hề dễ dàng ngay cả với nhà cung cấp vật liệu xây dựng hàng đầu thế giới như họ. Bên cạnh đó, các nhà máy mới của Standard Industries còn gặp phải tình trạng thiếu công nhân lao động.

Vỡ mộng khi thị trường xuống dốc

Sai lầm thứ 3 của các Big Tech là tự tin rằng những khách hàng dù lần đầu sử dụng sản phẩm sẽ mãi gắn bó với họ.

Rất nhiều dịch vụ kỹ thuật số và các công ty thương mại điện tử đinh ninh rằng tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong đại dịch Covid-19 sẽ trở thành xu hướng dài hạn. Họ không biết rằng chúng chỉ mang tính nhất thời và sẽ sớm trượt dốc khi đối mặt với thị trường cạnh tranh xuất hiện những đối thủ mới. Những “tay to mặt lớn” trong đại dịch như Zoom, Peloton chính là những cái tên tiêu biểu bị vỡ mộng.

“Trong lĩnh vực công nghệ nói chung và phần mềm nói riêng, hiệu ứng mạng có thể sẽ trở thành một lợi thế nhưng mô hình tăng trưởng dựa trên lượng người dùng tham gia không hiệu quả ở những lĩnh vực khác”, David Garfield, Giám đốc toàn cầu của AlixPartners, chia sẻ.

Ông cho rằng mặc dù việc nghiên cứu để chế tạo một sản phẩm hoàn chỉnh không hấp dẫn bằng việc mở rộng quy mô, tăng trưởng mạnh và phá vỡ quy tắc. Nhưng tăng trưởng bền vững mới chính là chìa khóa dẫn tới thành công lâu dài, Garfield bổ sung.

Những câu chuyện ít được biết về tỷ phú công nghệ

Tủ sách Công nghệ đem đến cho độc giả những cuốn sách hay nhất, đúc kết hàng trăm giờ chia sẻ của Steve Jobs, Elon Musk và những người liên quan. Chúng chứa đựng những câu chuyện công nghệ thú vị, ít khi được bật mí.

Cú lội ngược dòng ngoạn mục của Big Tech

Trong khi hầu hết doanh nghiệp lao đao, báo cáo tài chính quý II/2022 lại cho thấy các ông lớn công nghệ như Apple, Amazon vẫn "ăn nên làm ra" giữa bối cảnh kinh tế suy thoái.

Nhóm big tech vung tiền mua bất động sản, xây văn phòng

Bất chấp nhu cầu làm việc tại nhà trong đại dịch Covid-19, các ông lớn công nghệ đua nhau mua bất động sản, thu hút người lao động quay trở lại văn phòng.

Thúy Liên

Theo Financial Times

Bạn có thể quan tâm