Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bà Merkel ‘không tự trách mình’ vì tình hình Ukraine

Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà đã cố gắng khi còn đương chức để ngăn tình hình Ukraine diễn biến tới mức như hiện tại, nên bà không tự trách bản thân về việc này.

“Rất đáng buồn là mọi chuyện không ổn thỏa nhưng tôi không trách bản thân không cố gắng”, bà Merkel nói hôm 7/6 nhân lúc trả lời về Thỏa thuận Minsk, theo Reuters.

Được ký năm 2014 giữa Nga, Ukraine, Pháp và Đức, Thỏa thuận Minsk là một giải pháp ngoại giao cho xung đột trước đó giữa quân chính phủ và lực lượng ly khai tại vùng Donbas ở Đông Ukraine. Thỏa thuận này đã rơi vào bế tắc và không ngăn được giao tranh bùng nổ vào ngày 24/2.

cuu thu tuong Angela Merkel anh 1

Bà Merkel, khi còn giữ chức thủ tướng, đứng cạnh Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) năm 2014. Ảnh: Reuters.

Bà Merkel, người dẫn dắt phương Tây trong nỗ lực trừng phạt Nga vào năm 2014 sau khi Moscow sáp nhập Crimea của Ukraine, cho rằng Thỏa thuận Minsk đã làm hòa hoãn tình hình và giúp Ukraine có thời gian để trở thành quốc gia như ngày hôm nay.

“Điều gì sẽ xảy ra nếu không ai quan tâm vào năm 2014 và Nga cứ thế tiếp tục? Tôi không hề muốn biết điều ấy chút nào”, bà Merkel bổ sung.

Vị cựu thủ tướng Đức cũng chỉ trích hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine. Bà nói mình từng không đồng ý cho Ukraine gia nhập khối NATO vì không muốn leo thang với Nga và vì Ukraine chưa sẵn sàng.

“Đó không phải nước Ukraine như chúng ta biết ngày hôm nay. Khi đó quốc gia này không ổn định và tham nhũng tràn lan”, bà nói.

Là người nói tiếng Nga trôi chảy sau khi lớn lên tại Đông Đức, bà Merkel đã hứng chỉ trích từ Mỹ và các nước khác vì ủng hộ dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 (Nord Stream 2) dẫn khí đốt từ Nga trực tiếp tới Đức.

Trước việc này, vị cựu thủ tướng bảo vệ chính sách ủng hộ giao thương với Nga. Bà cho rằng châu Âu va Nga là những người láng giềng không thể phớt lờ nhau.

Video Su-34 Nga bắn tên lửa vào cơ sở hạ tầng quân sự Ukraine Bộ Quốc phòng Nga ngày 6/6 tung video máy bay Su-34 của quân đội nước này xuất kích bắn tên lửa để phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine trong “chiến dịch đặc biệt”.

Hơn 1.000 binh sĩ Ukraine bị đưa tới Nga để điều tra

Hãng thông tấn TASS dẫn lời nguồn thạo tin trong lực lượng chấp pháp Nga rằng hơn 1.000 binh sĩ Ukraine đầu hàng tại thành phố Mariupol đã được đưa tới Nga để phục vụ điều tra.

Khủng hoảng lương thực kéo dài bao lâu?

Liên Hợp Quốc cảnh báo giao tranh tại Ukraine có thể dẫn đến “cơn bão nạn đói”. Tình trạng thiếu hụt lương thực có thể kéo dài tới hết năm 2024, theo một chuyên gia.

Quốc Đạt

Bạn có thể quan tâm