Hạnh phúc bên bờ vực đổ vỡ
Gia đình anh Trần Văn Quyền, 35 tuổi, ở đội 4, xã Đồng Luận, Thanh Thuỷ, Phú Thọ, rộn ràng tiếng cười đùa của hai đứa trẻ. Vợ chồng anh Quyền đang chuẩn bị cơm dưới bếp. Anh Quyền bảo: “Mế Thảo” đã nặn ra hai đứa này đấy. Đứa lớn là Trần Thị Vân Ánh 8 tuổi, đứa nhỏ Trần Ngọc Dương 5 tuổi. Rồi anh kể lại câu chuyện về hạnh phúc gia đình mình tưởng như đã rơi vào cảnh đổ vỡ.
Năm 1999, anh Quyền lập gia đình với chị Bùi Thị Lan người cùng xóm. Lúc đó anh 23 tuổi, chị Lan 22 tuổi. Vợ chồng cưới nhau 2 năm mà không có tin vui. Gom góp được ít tiền từ làm nông, anh chị lên Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám. Sau khi xét nghiệm, bác sĩ kết luận nguyên nhân chủ yếu là do anh có tinh trùng yếu.
Điều trị bằng Tây y không thấy có kết quả, anh quyết định về nhà tìm thuốc nam uống. Cứ nghe có người mách là anh chị lặn lội đến tận nơi, dù ở xa đến mấy để khám và cắt thuốc.
Sau 4 năm trời đi chữa bệnh khắp nơi, tiền của làm ra bao nhiêu cũng tiêu tan theo thuốc và những chuyến đi, anh chị đã thấy mệt mỏi. Trở về quê, thỉnh thoảng có người nói chuyện đến con cái, chị lại khóc vì tủi thân. Thậm chí, đã có người khuyên anh chị nên chia tay để giải phóng cho nhau.
Rồi vào một ngày cuối năm 2005, một người hàng xóm mách có bà Thảo có nghề gia truyền nhiều đời chữa các bệnh hiếm muộn. Lần này, hai vợ chồng ngầm thỏa thuận nếu không chữa được thì về ly hôn, cho dù vẫn thương yêu nhau.
Bà Thảo đã giúp nhiều gia đình hiếm muộn có được niềm vui trọn vẹn. |
Khi đến khám, bà Thảo bắt mạch thì thận yếu, gan yếu, ăn không hấp thụ được. Sau khi bắt mạch lấy thuốc, anh chị uống được chừng 20 thang thì có tin vui. Sau hơn 9 tháng thì chị sinh cô con gái kháu khỉnh. Hôm đầy tháng cháu, bố mẹ anh Quyền bảo: “Bà Thảo là người sinh ra mày lần thứ 2, mày phải lên nhận bà làm mẹ nuôi”. Anh lên tận nhà đón bà Thảo để hưởng niềm vui cùng gia đình.
Đến năm 2009, anh chị sinh tiếp cháu trai thứ 2. Anh Quyền tâm sự: “Ở thành phố lấy nhau mà không có con thì có thể vẫn bình thường, còn ở nông thôn thì đó là chuyện đó ghê gớm lắm. Cũng may mà chúng tôi gặp được mế Thảo, hạnh phúc thêm gấp bội”.
Sự kết hợp từ những cây dược liệu quý
Từ thị trấn Kỳ Sơn, men theo con đường ngoằn ngoèo chạy bên dòng sông Đà là đến xã Hợp Thịnh. Nơi đây đất đai màu mỡ, nhiều rừng núi hoang sơ nên ngày trước nhiều thầy lang có tiếng chọn đây làm nơi lập nghiệp. Những dãy núi giáp với rừng quốc gia Ba Vì hoang sơ có rất nhiều thảo dược quý.
Ông Trần Văn Cau - Chủ tịch Hội Đông y xã Hợp Thịnh - cho biết: “Ở đây có nhiều lang y với bài thuốc gia truyền nhiều đời của người Kinh kết hợp cây thuốc quý của người Mường. Tiêu biểu là bài thuốc của bà Thảo chữa bệnh bổ huyết điều kinh, hiếm muộn, mang lại niềm vui cho nhiều cặp vợ chồng khắp cả nước”.
Ông nội của bà Thảo là cụ Trần Văn Lẫm, quê ở tận Hà Nam. Khi còn trẻ, cụ Lẫm là một võ sư nổi tiếng ở miền Bắc thời Pháp thuộc, đã từng đánh gục hàng chục tên Pháp chỉ trong nháy mắt.
Cụ đi khắp cả nước dạy võ, bốc thuốc. Cụ nổi tiếng với bài thuốc chữa khớp, phong tê thấp, sỏi thận, sỏi niệu quản, bàng quang, đặc biệt là các bài bổ huyết điều kinh, di tinh liệt dương, bệnh hiếm muộn. Khi có tuổi, cụ chọn vùng đất này để dừng chân. Cụ đã lặn lội ở dãy núi đá vôi vùng Hòa Bình và vùng núi Ba Vì, phát hiện nhiều cây thuốc quý bổ sung cho bài thuốc của mình.
Hàng chục năm trời, cụ đã nghiên cứu, thử nghiệm phối hợp bài thuốc gia truyền và bài thuốc của người Mường có hàng nghìn năm nay. Sau này, cụ truyền hết các bài thuốc cho bố bà Thảo là lang y Trần Trường Sơn.
Từ năm lên 8 tuổi, bà Thảo đã theo ông, theo bố đi khám chữa bệnh. Những bài thuốc của cụ Lẫm, cụ Sơn bà học được hết. Bài thuốc chữa vô sinh của cụ Lẫm là bài thuốc nam, chủ yếu là cây hương phụ, đào nhân, hồng hoa… và vị quan trọng nhất là cây nhạ nheng (theo tiếng Mường). Đây là vị mà cụ Lẫm tìm được trên dãy núi giáp vùng rừng quốc gia Ba Vì.
Theo bà Thảo, bài thuốc này chữa thành công hay không là do tay người lấy, sao, tẩm vị thuốc. Cây nhạ nheng được lấy cả gốc, rễ, cành, lá, chỉ được lấy vào mùa hè vào khoảng từ 9h sáng đến 15h chiều. Thời gian này mặt trời hoạt động mạnh thì mới có tác dụng, còn lấy vào mùa khác không có tác dụng. Khi mang về thì dùng dao tách vỏ rồi phơi nắng. Cành, rễ, lá được chặt nhỏ, sao xong hạ thổ.
Sau 3 ngày thì mang ra sao tiếp rồi lại hạ thổ. Quy trình làm như thế đủ 9 lần, đến khi cây thuốc có màu vàng cánh gián thì mới được. Còn vỏ cây thì nghiền nát thành bột, sao vàng hạ thổ một lần. Khi uống pha với nước nóng. Những người bị bệnh buồng trứng đa nang phải uống vỏ cây 9 ngày, còn bị bệnh khác uống 5 ngày.
Rừng ngày càng bị phá nên cây nhạ nheng ngày càng hiếm. Để có cây thuốc này, bà phải lặn lội nhiều ngày trong rừng. Quan trọng nhất là phải giữ tinh thần thoải mái, thuốc uống có tác dụng tăng cường tinh trùng nên nếu lúc nào cũng suy nghĩ, lo âu thì sẽ ảnh hưởng đến khí huyết.
Trong chuyến đi, chúng tôi cũng tìm đến nhà bà Phạm Thị Bích ở xóm Hải Cao, Hợp Thịnh, Kỳ Sơn, Hòa Bình. Bà Bích có cậu con trai là Trần Ngọc Long, 30 tuổi. Bà tâm sự: “Hồi đó tôi lấy chồng được mấy năm thì không thấy có bầu. Thấy có người mách, tôi tìm đến lang y Nguyễn Trường Sơn (bố bà Thảo) khám. Sau khi bắt mạch, cụ Sơn bốc cho 3 thang thuốc. Uống xong gần 3 thang thuốc thì tôi có thai và sinh được Long. Nếu không có cụ Sơn thì bây giờ tôi cũng không biết cuộc đời sẽ trôi về đâu”.
Ngoài ra còn có vợ chồng anh Phạm Ngọc Phúc và chị Nguyễn Thị Kim Loan ở xã Đồng Luận, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ. Sau khi lấy nhau, anh chị có một đứa con gái, sau đó muốn sinh thêm nhưng sau 10 năm mãi không sinh được. Nghe mọi người mách, anh chị đến gặp bà Thảo. Sau khi cắt thuốc được 5 thang thì chị có thai.
Gần đây nhất là trường hợp chị Nguyễn Thị Huyền ở Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng). Chị lập gia đình được 4 năm nay, nhưng không có con. Gia đình đã đi chữa nhiều nơi không hiệu quả. Sau 10 thang thuốc của bà Thảo, chị đã được hưởng hạnh phúc làm mẹ.