Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ba anh em cả đời không cắt tóc ở miền Tây

Quan niệm muốn làm tròn chữ hiếu thì cha mẹ sinh ra trên thân thể có gì đều giữ lại, 3 anh em "dị nhân" ở miền Tây thề suốt đời không cạo râu, cắt tóc.

Cụ ông 87 tuổi Nguyễn Văn Chiến được người dân ấp Dầu, xã Đông Hòa, huyện Châu Thành (Tiền Giang) gọi thân mật là Tám Nhơn. Gần 40 năm qua, cụ sống một mình trong am thờ dưới tàn tre ven rạch Ông Hổ. Nhiều người gặp cụ đều gọi "dị nhân" khi thấy mái tóc dài hơn 3 m, nặng 3 kg được quấn tròn đội trên đầu.

Mái tóc dài 6,8 m của người quá cố được hỏi mua giá 50 triệu

50 năm không cắt tóc, chẳng gội đầu, cụ Hay mất ở tuổi 75. Trước khi về cõi vĩnh hằng, cụ trăn trối để lại mái tóc dài nhất Việt Nam cho con cháu làm kỷ vật.

1
Cụ Chiến với mái tóc dài 3 m. Dưới cùng màu đen, giữa màu vàng và trắng dần khi lên đến gần đỉnh đầu.

Cụ Chiến quê gốc ấp Dầu, gần làng Vĩnh Kim nổi tiếng với trái vú sữa Lò Rèn. Theo ông, thời cụ nội (ông cố nội) đến Tiền Giang lập nghiệp hơn 200 năm trước, ấp Dầu là rừng hoang đầy thú dữ. Đêm xuống, nhiều đàn cọp từ rừng lội ra sông lớn tìm nước uống gây vỡ đường thành kênh rạch. Từ đó, tên gọi rạch Ông Hổ ra đời.

"Cụ nội tôi mua chức bá hộ, quản lý đất rộng cò bay thẳng cánh. Đến thời cha tôi đất gia đình chỉ còn vài chục công ven rạch Ông Hổ, anh em chia nhau trồng cây trái kiếm sống. Các con giờ cũng trồng cây trái, chăn nuôi, mua bán thêm", cụ Chiến chia sẻ.

Theo lão nông này, không riêng gì ông mà một người anh với người em đều để tóc dài, không cắt từ nhỏ. Mới đây người anh qua đời mang theo bộ tóc dài gần 2 m. Giờ còn người em ngoài 70 tuổi, chưa từng cắt tóc, sống đơn thân dưới ghe gỗ gần am cụ Chiến.

2
Cụ Chiến với em trai cạnh bên. Người anh đứng ngoài cùng vừa qua đời. Ảnh gia đình cung cấp.

"Anh em tôi ăn chay trường, niệm Phật, trọn đạo tứ ân hiếu nghĩa. Ngoài ân tổ tiên, cha mẹ, đồng bào và tổ quốc, chúng tôi luôn hòa đồng tôn giáo, không phân biệt đạo nào", ông Chiến nói.

Theo cụ, năm 40 tuổi khi vợ sinh được 7 người con thì ông từ giã gia đình sang cồn Phụng ở xã Tân Trạch, huyện Châu Thành (Bến Tre) để cầu nguyện hòa bình. Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, ông quay về ấp Dầu cất am ở ẩn, ngày đêm tụng kinh.

"Cắt tóc là bất hiếu. Con trai tôi (Năm Lượm) giữ nguyên râu tóc gần 60 năm qua", cụ Chiến tự hào về người con được cho là có hiếu với cha mẹ. Hàng ngày người cha ra nhà Năm Lượm lấy cơm trắng kèm rau luộc, dưa cà hoặc được con mang vào ăn duy nhất một bữa lúc 12h trưa.

3
Ông Năm Lượm được cha tự hào vì có hiếu bởi không cắt tóc suốt 58 năm.

Để đảm bảo vệ sinh cho bộ "tóc rồng" có 3 đoạn màu đen, vàng, trắng, tuần nào cụ cũng nhờ người thân gội bằng bồ kết.

"Không vệ sinh tóc sẽ hôi và hỏng. Cá nhân tôi cũng vậy, gần 90 tuổi nhưng sáng nào cũng phải tắm. Nước không cần nấu dù trời vào đông lạnh cắt da thịt", cụ Chiến cho biết thêm.

'Dị nhân' sống như thời trung cổ ngay cạnh thành phố lớn

Giữa lùm tre ở cánh đồng cách thành phố chỉ 3 km, vợ chồng ông Đức chung sống hàng chục năm nay. Cuộc sống của họ không điện, nước, không giao lưu với bên ngoài.

Việt Tường

Bạn có thể quan tâm