Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Australia đang giám sát chặt chẽ tình hình Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Australia cho biết Australia kêu gọi các bên liên quan kiềm chế những hành động có thể khiến căng thẳng gia tăng.

Liên quan tới động thái Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngày 11/5, tờ The Sydney Morning Herald của Australia dẫn nguồn tin từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Australia cho biết, Australia đang giám sát chặt chẽ tình hình Biển Đông.

Phát ngôn viên này kêu gọi các bên liên quan kiềm chế những hành động có thể khiến căng thẳng gia tăng.

Nhiều nước bày tỏ quan ngại về hành động của Trung Quốc nhằm xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam.

Tờ báo cũng dẫn lời của chuyên gia về châu Á Michael Wesley thuộc Đại học Quốc gia Australia nói rằng hành động của Trung Quốc đối với Việt Nam khiến các nhà phân tích phải xem xét lại quan điểm cho rằng Trung Quốc đang muốn xoa dịu các nước Đông Nam Á khác.

Trong khi đó, dư luận Nga, đặc biệt giới chuyên gia hết sức quan tâm tới việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông.

Theo ông Anton Svetov, chuyên viên Hội đồng đối ngoại Nga, Bắc Kinh muốn thăm dò phản ứng và kiểm tra ngưỡng chịu đựng của các nước trong khu vực cũng như Mỹ, mặc dù giữa Việt Nam và Mỹ không có thỏa thuận hợp tác quân sự.

Trung Quốc muốn dò xem có thể tiến được bao xa nữa trong cuộc chơi "khoe cơ bắp" và qua đó đánh giá tính hiệu quả của hệ thống an ninh khu vực.

Trên thực tế, mỗi cuộc đụng độ là một lần kiểm tra của Trung Quốc, trong đó có cả mục đích kiểm tra cấu trúc an ninh khu vực được xây dựng trên hệ thống quan hệ của Mỹ với các đồng minh và các thiết chế đa phương khác trong ASEAN.

'Hòa bình ở Biển Đông đang bị đe dọa nghiêm trọng'

Sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lên án hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông trong phiên họp toàn thể của các nhà lãnh đạo ASEAN.



Còn theo ông Vladimir Kolotov, Trưởng bộ môn lịch sử các nước phương Đông thuộc Đại học tổng hợp quốc gia Saint Petersburg, sự bành trướng của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa ngay cả khi không nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam đi nữa thì cũng vẫn gây ra căng thẳng, làm phương hại lòng tin và khiến các quốc gia liên quan phải lao vào cuộc chạy đua vũ trang mới.

Hành động của Trung Quốc không chỉ gây căng thẳng tình hình, mà còn phá vỡ các nỗ lực và kế hoạch đã tuyên bố về việc xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị.



Ông Dmitry Mosyakov, chuyên viên cao cấp Viện nghiên cứu phương Đông đánh giá hành động của Trung Quốc hết sức nguy hiểm.

Các kế hoạch của Trung Quốc còn nguy hại ở chỗ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tổng thể mối quan hệ với Việt Nam nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng.

Giải pháp hợp lý nhất trong tình huống này là Trung Quốc nên từ bỏ việc thăm dò dầu mỏ cho đến khi các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông được giải quyết thấu đáo.

Trung Quốc họp báo: Truyền thông quốc tế ủng hộ Việt Nam

Các phóng viên quốc tế đều cảm thấy những câu trả lời của Trung Quốc là không thỏa đáng, đồng thời ủng hộ lập trường của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.

http://www.vietnamplus.vn/australia-dang-giam-sat-chat-che-tinh-hinh-bien-dong/259221.vnp

Theo Vietnamplus

Bạn có thể quan tâm