Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Australia chuẩn bị từ bỏ tua bin truyền thống trong mạng lưới điện

Australia chuẩn bị có bước đi tiếp theo nhằm tách rời việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch khi thay thế các tua bin than, có vai trò lớn trong việc ổn định lưới điện của nước này.

Một nhà máy điện than ở bang New South Wales của Australia. Ảnh: Reuters.

Ủy ban Thị trường Năng lượng Australia (AEMC) ngày 2/3 cho biết đã đề xuất việc thay đổi chính sách đối với thị trường điện giao ngay của công nghệ sản xuất năng lượng sử dụng quán tính, Bloomberg đưa tin.

Theo cơ quan cố vấn chính sách năng lượng của chính phủ Australia, việc nước này là một trong những quốc gia đi đầu về sử dụng năng lượng gió, mặt trời và pin đã tạo ra những "điều kiện hoạt động mới trên thị trường".

Các nhà máy điện truyền thống sử dụng tua bin để sản xuất điện. Các tua bin sẽ tiếp tục quay ngay cả khi nguồn nhiên liệu của những cơ sở trên không còn cháy - một quá trình được gọi là quán tính.

Quán tính quay của tua bin giúp các nhà quản lý mạng lưới duy trì tính ổn định của nguồn cung và tránh tình trạng mất điện.

Tuy nhiên, những tua bin năng lượng mặt trời và năng lượng gió sẽ dừng lại ngay lập tức khi mất đi nguồn cung cấp năng lượng.

Chính vì vậy, AEMC đã kêu gọi việc tạo ra các nguồn năng lượng quán tính khác.

"Việc sụt giảm các nguồn năng lượng có khả năng duy trì quán tính có thể đe dọa đến an ninh lưới điện. Khuôn khổ quản lý nguồn năng lượng quán tính của thị trường điện trong nước không có hiệu quả cao và không đáp ứng được nhu cầu dài hạn", AEMC cho biết.

Theo Bloomberg, các công nghệ có thể được áp dụng để thay thế cho quán tính của tua bin trong bao gồm bình ngưng tụ đồng bộ - những thiết bị mô phỏng chuyển động xoay của tua bin nhưng không tạo ra hiệu ứng nhà kính.

Chính phủ Australia cũng đang tài trợ các dự án sản xuất pin được lắp đặt biến tần để ổn định mạng lưới điện.

Năm cuốn sách về khí hậu nên đọc

Mục Thế giới giới thiệu với độc giả 5 cuốn sách mà các chuyên gia khí hậu của Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế cho rằng nên đọc về cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Chính phủ Anh gây tranh cãi vì duyệt mỏ than mới sau 30 năm

Quyết định này có thể khiến Anh khó đạt được mục tiêu tạo ra 100% điện từ các nguồn năng lượng sạch vào năm 2035 và đạt mức phát thải carbon bằng không vào năm 2050.

Australia muốn trở lại vị thế đối tác công nghệ hàng đầu của Việt Nam

Đại sứ Australia Andrew Goledzinowski ngày 24/2 cho biết nước này muốn mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ cao và tự động hóa trong những năm tới.

An Bình

Bạn có thể quan tâm