Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

ASEAN họp với các đối tác về Biển Đông

Quan chức cấp cao và giới chuyên gia về an ninh hàng hải của các nước ASEAN đã nhóm họp tại thủ đô Manila, Philippines, tìm cách cải thiện hợp tác hàng hải giữa bối cảnh tranh chấp Biển Đông đang đe dọa an ninh khu vực.

ASEAN họp với các đối tác về Biển Đông

Quan chức cấp cao và giới chuyên gia về an ninh hàng hải của các nước ASEAN đã nhóm họp tại thủ đô Manila, Philippines, tìm cách cải thiện hợp tác hàng hải giữa bối cảnh tranh chấp Biển Đông đang đe dọa an ninh khu vực.

Thông báo của Bộ Ngoại giao Philippines cho biết Diễn đàn Hàng hải ASEAN khai mạc ngày 3/10 và kéo dài trong 3 ngày, tập trung vào vấn đề an ninh hàng hải, chống hải tặc và đảm bảo “tự do lưu thông” trên biển. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez nói: "Philippines muốn cùng đối tác thảo luận về các vấn đề hàng hải, đồng thời tìm kiếm đường hướng nhằm mở rộng hoạt động thúc đẩy an ninh và hợp tác trên biển ở Đông Á".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez

Các đại biểu tham dự hầu hết là Thứ trưởng Ngoại giao và viên chức ngoại giao cao cấp của các nước ASEAN. Tuyên bố về thỏa thuận hợp tác sẽ được công bố sau các phiên họp kín. Diễn đàn Hàng hải ASEAN sẽ kéo dài đến ngày 5/10 cho các đối tác của ASEAN là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mỹ.

Phái đoàn Nhật Bản do Thứ trưởng Ngoại giao Koji Tsuruoka dẫn đầu. Theo một nhà ngoại giao tham dự diễn đàn, bài diễn văn của Nhật có thể nói về vụ tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc. Còn đại sứ quán Trung Quốc tại Manila không muốn tiết lộ với AFP danh tính viên chức tham dự.

Dù trọng tâm của Diễn đàn Hàng hải ASEAN thường niên năm nay xoay quanh vấn đề an ninh hàng hải, bảo đảm quyền tự do hàng hải, và công tác chống hải tặc, nhưng hội nghị này diễn ra giữa thời điểm nhạy cảm với 4 nước ASEAN đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc vẫn nhất mực phản đối các cuộc thương lượng đa phương về vấn đề Biển Đông, đòi thương lượng trực tiếp với từng nước có tranh chấp và không ngừng gia tăng các hoạt động khẳng định chủ quyền ở khu vực tranh chấp.

Theo Đất Việt

Theo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm