Cách đây một tháng, Tim Cook đã có một cuộc phỏng vấn trên truyền hình và cho biết Apple đã có kế hoạch mới cho tương lai của hãng: "Tôi không ở đây để chạy ăn từng bữa với báo cáo 1, 2 quý tiếp theo, năm sau,... Tôi ở đây để để nói về một kế hoạch dài hơi. Apple sẽ không tạo ra những sản phẩm tầm tầm mà chúng tôi đang tạo ra những thứ tốt nhất".
Và trong buổi khai mạc WWDC 2016 đêm qua (theo giờ Việt Nam), nhiều bằng chứng đã cho thấy Apple đang dốc toàn lực cho cuộc "viễn chinh" quy mô nhất trong lịch sử của hãng.
iOS 10 với nhiều thay đổi mang tính cách mạng, mở hàm API trên Siri cho lập trình viên, macOS hay watchOS 3,... Có thể thấy chiến lược kinh doanh của Apple đã thay đổi, hãng đã nhìn xa trong rộng hơn ngoài việc bán các thiết bị phần cứng.
Trong khi phố Wall đang lo lắng về tương lai ảm đạm của Apple với doanh số iPhone sụt giảm, lãnh đạo của Apple đã đặt nền móng mới với hy vọng thống trị ngành công nghiệp công nghệ cao trong nhiều thập kỷ tới.
Tim Cook không dành quá nhiều thời gian trong khán phòng Bill Graham Civic để nói về các thay đổi mới của điều hành. Thay vào đó là Swift Playground, công cụ lập trình sẽ phát hành vào mùa thu năm nay. Swift Playground trên iPad sẽ giúp người dùng, đặc biệt là trẻ em tiếp cận ngôn ngữ lập trình từ sơ khai nhất.
Trẻ em không phải là thị trường cốt lõi của Apple. Nhưng việc làm quen với ngôn ngữ lập trình từ bé sẽ giúp hãng phát triển đội ngũ lập trình đông đảo trong tương lai bằng cách tự nhiên nhất. Một kế hoạch với tầm nhìn chiến lược lên tới vài chục năm.
Hiện tại, Apple có 4 nền tảng chính: iOS, macOS, watchOS và tvOS. Ẩn bên trong iOS 10, hãng còn giới thiệu bộ ứng dụng HomeKit - trung tâm điều khiển các thiết bị thông minh trong nhà. Một Siri với sức mạnh mới nhờ khả năng tự học Deep Learning và hàm API mở cho bên thứ ba. Apple Pay hỗ trợ thanh toán trực tiếp qua web bằng Touch ID trên iPhone hay mã PIN trên đồng hồ.
Tất cả các nền tảng của Apple đều có một điểm chung, đó là chúng được thiết kế để thu hút các nhà phát triển bên ngoài, những người sẽ tạo ra thế hệ tiếp theo của ứng dụng và dịch vụ. Trong đó, Apple đóng vai trò là mặt trời còn người dùng, nhà phát triển,... "quanh" quay trục của nó.
Những hãng công nghệ lớn như Google, Facebook đều trang bị cho mình vũ khí mạnh mẽ nhất, ngay lúc này là trí thông minh nhân tạo. Đối với giới quan sát, Apple dường như đã tụt lại phía sau. Tuy nhiên, dường như Apple không hề nao núng với việc chậm trễ của mình. Đường dài mới biết ngựa hay nhất là trong gian đoạn mọi thư còn sơ khai. Cũng như với đống tiền mặt của mình, Apple dư sức mua công nghệ AI hoàn thiện bỏ qua giai đoạn nghiên cứu và phát triển.
Những nội dung trong buổi khai mạc không nhắc đến việc cung cấp ngay cho người dùng. Tuy nhiên, đó không phải là điều đáng lưu tâm do đây chỉ là Hội nghị dành cho lập trình viên và các nhà phát triển.
2026 hay thậm chí là 3016, mọi người có thể nhìn lại và thấy rằng Apple đã gieo hạt giống cho một công nghệ dài hạn.