Quyết định của ông đã giúp Apple giảm giá thành sản xuất, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm nhà Táo.
Ngoài ra, việc tạo dựng các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc với nhân công đông đảo, giá rẻ giúp Apple có khả năng điều hướng sản xuất chỉ với một cú điện thoại.
Tim Cook nhiều lần nói rằng chi phí không còn là lý do trói buộc Apple với Trung Quốc. Ảnh: AP. |
Hệ sinh thái Trung Quốc
“Chuỗi cung ứng khổng lồ và phức tạp ở Trung Quốc là chìa khóa thành công cho nhà sản xuất iPhone, nhưng nó cũng tạo ra thế kẹt khi họ không thể chuyển chuỗi cung ứng này đi đâu khác”, Jeff Pu, chuyên gia phân tích chứng khoán nhận định.
Apple không phải hãng công nghệ duy nhất trục trặc với Trung Quốc. Samsung cũng nhận ra những nguy hiểm khi từng tập trung toàn bộ cơ sở hạ tầng vào chỉ một quốc gia duy nhất. Công ty Hàn Quốc đã tiến vào Trung Quốc từ thập niên 90, nhưng từ 2008, tập đoàn này đã điều hướng sang các khu vực tiềm năng khác như Việt Nam.
Chính sách của Cook đã ưu tiên hiệu quả sản xuất của chuỗi cung ứng, mà bỏ qua những nguy hiểm tiềm tàng có thể xuất hiện.
Số lượng nhà cung cấp của Apple ở Trung Quốc áp đảo Mỹ một cách rõ rệt. Ảnh: Nikkei. |
Không thể cứ nói dời là dời ngay trong 1 đêm được. Muốn ra khỏi Trung Quốc cần 10 năm để dịch chuyển toàn bộ chuỗi cung ứng hiện có
CEO của Pegatron, S.J. Liao cho biết.
Với tình hình hiện tại, có nhiều bằng chứng cho thấy Apple và các nhà cung cấp của họ đang dần dịch chuyển sang một số nước như Ấn Độ và Việt Nam, song tỷ trọng vẫn còn rất thấp.
Các chuyên gia cho rằng dịch chuyển chuỗi cung ứng cực kỳ phức tạp của Apple ra khỏi Trung Quốc là điều “bất khả thi”.
“Không thể cứ nói dời là dời ngay trong một đêm được. Muốn ra khỏi Trung Quốc cần 10 năm để dịch chuyển toàn bộ chuỗi cung ứng hiện có”, CEO của Pegatron, S.J. Liao cho biết.
Khó khăn nằm ở sự phức tạp của dây chuyền sản xuất iPhone, vẫn còn nhiều quy trình phải làm bằng tay nên cần nhiều nhân công. Ngoài ra các công ty làm việc cho Apple cũng được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ. Điều này đã giúp giữ cho chi phí của các nhà cung cấp thấp và tỷ suất lợi nhuận cao.
Tạo cơ hội cho đối thủ trỗi dậy
Hệ quả của chính sách "hướng về Trung Quốc" này đặt Apple vào tình thế khó khăn trong cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh. Nó đồng thời còn tạo cơ hội để một trong những đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của Apple trỗi dậy: Huawei Technologies.
Báo cáo mới nhất cho thấy Huawei đang là nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 sau Apple. Công ty này tăng trưởng mạnh mẽ mặc cho tình hình kinh tế Trung Quốc đang gặp trục trặc.
Năm 2012, Huawei chỉ chiếm 4% thị trường điện thoại thông minh toàn cầu. Vào năm ngoái, con số này đã tăng lên 14,7%, trong khi Apple chứng kiến cổ phiếu của hãng giảm từ 25,1% xuống 14,9% trong cùng kỳ.
Nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc được xây dựng với sự hỗ trợ rất lớn từ chính quyền địa phương. Ảnh: AP. |