Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Apple đã đúng khi chống lại FBI

Trong vụ đối đầu giữa Apple và FBI hồi tháng 2 vừa qua, nhiều người đã nghi ngại về lựa chọn của Apple. Tuy nhiên, giờ thì họ hẳn đã câu có trả lời cho riêng mình.

Sau vụ tài liệu chiến tranh mạng của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) bị hacker đánh chiếm, những người ủng hộ Apple trong cuộc tranh luận với FBI trước đó càng có lý do để tin rằng niềm tin của mình là chính xác.

“Các cơ quan chính phủ đáng ra phải hoàn thành tốt vai trò bảo mật của mình, nhưng ngay cả điều cơ bản nhất họ cũng không làm được”, Nate Cardozo, nhân viên cao cấp của Electronic Frontier Foundation (EFF) nói với Business Insider.

Nhiều người dùng tỏ ra đồng ý với Apple, nhất là sau thông tin Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) bị hacker đột nhập. Ảnh: Twitter.

Tháng 2 vừa qua, tòa án yêu cầu Apple giúp FBI mở khóa chiếc iPhone của tên khủng bố Syed Rizwan Farook, một trong hai kẻ đã sát hại 14 người tại thành phố San Bernardino, bang California (Mỹ). Yêu cầu này đã mở ra cuộc đối đầu căng thẳng giữa các nhà hành pháp đang tìm chứng cứ và gã khổng lồ công nghệ muốn bảo vệ an toàn thông tin cho người dùng.

Giữa lúc dầu sôi lửa bỏng ấy, Tim Cook đã đăng một bức tâm thư với nội dung Apple sẽ không bao giờ tạo ra một phần mềm gián điệp để không chỉ mở khóa chiếc điện thoại FBI yêu cầu, mà còn cả những chiếc điện thoại iPhone khác của hàng triệu người dùng.

Tim Cook kiên quyết từ chối yêu cầu của FBI. Ảnh: Business Insider.

Hầu hết các công ty công nghệ ngay lúc ấy đều ủng hộ Apple. Họ cho rằng điều này tuy giúp cho công tác điều tra của chính phủ diễn ra thuận lợi, nhưng lại khiến cho tin tặc dễ dàng tấn công người dùng.

Giờ đây, trước thông tin tài liệu NSA bị các hacker đánh chiếm, Apple chứng tỏ rằng họ đã đúng. "NSA quá tự tin bí mật của mình sẽ không bao giờ bị bại lộ. Thực tế cho thấy họ đã sai", Cardozo nói.

Chính phủ cuối cùng rút khỏi cuộc đối đầu với Apple vào cuối tháng Ba, khi họ nhờ được một bên thứ ba mở khóa chiếc iPhone, dù không công bố cách thức bẻ khóa. Các chuyên gia cho rằng lỗ hổng bảo mật mà phía FBI tìm ra và bẻ khóa nên được tiết lộ cho các công ty bảo mật khác để họ có thể sửa lỗi trên thiết bị của mình, nếu không nó có thể bị bán cho thị trường chợ đen.

Cardozo cho rằng Mỹ nên ban hành đạo luật bắt mọi công ty và chính phủ phải công bố lỗi bảo mật khi tìm thấy, để các công ty khác có thể biết và gia cố phòng thủ. Đó là cách bảo vệ hàng triệu người tiêu dùng nước này.

5 năm Tim Cook làm CEO Apple: Cô đơn và cay đắng

5 năm điều hành Apple đã tạo dựng cho Tim Cook nhiều thành công nhưng cũng không ít bài học cay đắng mà vị CEO gặp phải khi điều hành công ty.


Đại Việt

Bạn có thể quan tâm