Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Apple bị tố 'thối nát đến tận cùng'

Trong đơn gửi tòa án, một công ty kinh doanh thiết bị y tế cho rằng Apple đã có hành vi "cướp trắng thị trường", trực tiếp "bức tử" sản phẩm của họ.

Ngày 25/5, AliveCor khởi kiện Apple về hành vi độc quyền liên quan đến công nghệ theo dõi nhịp tim trên Apple Watch. Trong hồ sơ gửi tòa án Quận Bắc California, doanh nghiệp này tố gã khổng lồ xứ Cupertino đánh cắp công nghệ, hành động theo kiểu "săn mồi" và "triệt hạ" đối thủ cạnh tranh.

Theo đơn kiện, AliveCor đã ra mắt dây đeo dành cho Apple Watch mang tên KardiaBand, có thể đo điện tâm đồ (ECG), sau khi Táo khuyết tích hợp tính năng này lên Apple Watch Series 4 vào năm 2018.

Apple bi to doc quyen tinh nang do ECG anh 1

Sản phẩm của AliveCor bị Apple "bức tử"? Ảnh: Wareable.

"KardiaBand là phụ kiện đầu tiên được FDA chứng nhận khả năng đo ECG dành cho Apple Watch", CEO Priya Abani của AliveCor khẳng định. "Chúng tôi đã phát triển dụng cụ đo ECG cá nhân đầu tiên trên thế giới và tìm hướng trở thành bác sỹ tim mạch ảo, hỗ trợ bệnh nhân 24/7".

Ban đầu Apple chấp thuận các sản phẩm của AliveCor. Hãng cũng phê duyệt ứng dụng SmartRhythm trên App Store, liên kết với phụ kiện này.

Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau khi KardiaBand được bán ra, Apple bất ngờ thông báo app của AliveCor vi phạm quy tắc chợ ứng dụng. "Khi chúng tôi đáp ứng, Apple gây khó dễ bằng cách sửa lại quy định theo đúng nghĩa đen", đơn tố cáo của AliveCor cho biết.

Apple tiếp tục đặt ra các yêu cầu mới sau mỗi lần SmartRhythm chỉnh sửa lại. Cuối cùng, gã khổng lồ xứ Cupertino ra đòn quyết định, thay đổi thuật toán đo nhịp tim trên đồng hồ, khiến cho SmartRhythm và các ứng dụng khác không lấy được dữ liệu để hoạt động.

Động thái này đã trực tiếp buộc AliveCor ngừng cung cấp KardiaBand từ 2019 và gỡ ứng dụng SmartRhythm khỏi App Store.

"Apple không chấp nhận cạnh tranh công bằng. Ngay sau khi AliveCor bán KardiaBand và ứng dụng kèm theo, họ đã mở một chiến dịch đánh chiếm thị trường phân tích nhịp tim trên Apple Wacth vì nhận thấy tầm quan trọng của dữ liệu này", AliveCor giải thích trong đơn kiện.

Theo nguyên đơn, Apple hiện sở hữu 100% thị phần ứng dụng phân tích nhịp tim trên watchOS, trong khi Apple Watch cũng chiếm 70% thị trường thiết bị đo ECG cá nhân ở Mỹ.

"Với một bản cập nhật duy nhất, Apple đã loại bỏ sự cạnh tranh, khiến người dùng mất quyền lựa chọn ứng dụng phân tích nhịp tim tốt hơn so với dịch vụ do Táo khuyết cung cấp".

"Hành vi phản cạnh tranh của Apple thối nát đến tận cùng", AliveCor nhận xét gay gắt trong đơn kiện.

Công ty sản xuất thiết bị y tế này yêu cầu bồi thường thiệt hại gấp 3 lần, cộng với tiền thuê luật sư, các chi phí phát sinh khác ở khung tối đa theo quy định pháp luật. Đồng thời, đề nghị tòa án buộc Apple chấm dứt chính sách cạnh tranh thiếu công bằng.

Vì sao Apple đặt tên Apple Watch thay vì iWatch? Apple có nhiều sản phẩm như iMac, iPod, iPhone, iPad. Tuy nhiên khi sản xuất đến smartwatch, họ đã phá lệ và đặt tên cho dòng sản phẩm này là Apple Watch.

Cập nhật cho Apple Watch đời cũ là một cơn ác mộng

Sau 4 năm ra mắt, việc cập nhật phần mềm cho Apple Watch Series 3 trở nên chậm chạp và mất nhiều thời gian.

Apple Watch sắp đo được nồng độ cồn, đường huyết?

Dòng đồng hồ thông minh của Apple sắp có thêm tính năng giám sát chỉ số sức khỏe quan trọng, không kém gì nhịp tim, điện tâm đồ và nồng độ oxy trong máu.

Nguyễn Hiếu

Theo Phone Arena

Bạn có thể quan tâm