Theo Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, tính đến cuối năm 2018, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 578 cơ sở lưu trú cho khách du lịch với tổng số 10.663 phòng và 17.000 giường. Trong đó có 201 khách sạn với 7.518 phòng nhưng chỉ có 27 khách sạn 3-5 sao với 3.277 phòng và 5.439 giường. Trong khi đó, cuối năm 2016, Huế có tổng cộng 10.731 phòng lưu trú và 17.485 giường trên toàn tỉnh.
Thiếu cơ sở lưu trú chất lượng
Như vậy, chỉ trong 2 năm, khi số lượng khách lưu trú ở Huế tăng khoảng 20% (khoảng 300.000 lượt) thì số phòng lưu trú lại giảm. Điều này cho thấy nguồn cung về cơ sở lưu trú đang trở nên khan hiếm, ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch của tỉnh.
Huế là điểm du lịch tiềm năng nhưng thiếu cơ sở lưu trú chất lượng. |
Trên thực tế, các nhà nghỉ, khách sạn 1-2 sao ở Huế vẫn còn phòng. Tuy nhiên, đa số du khách và doanh nghiệp lữ hành đều chọn lưu trú ở khách sạn từ 3 sao trở lên. Theo xu thế chung, du khách sẽ dần ưu ái lựa chọn các khách sạn 4-5 sao với nhiều tiện ích, dịch vụ cao cấp.
Trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 vừa qua, công suất trung bình tại các khách sạn ở Huế đạt trên 75%, riêng khách sạn 3-5 sao đạt 100%. Một giám đốc khách sạn 4 sao tại Huế cho biết nhu cầu của khách còn nhiều hơn nhưng vì hết phòng nên không thể đón thêm khách.
Huế đang thiếu phòng khách sạn cao cấp phục vụ du khách. |
Trước thực trạng này, lãnh đạo ngành du lịch tại Huế cho biết nhiều địa phương trong khu vực phải tìm mọi cách để thu hút khách đến sử dụng phòng, trong khi ở Huế thì ngược lại. Điều này ít nhiều đang khiến du lịch Huế trở nên bị động dù nhiều tiềm năng. Huế đang nỗ lực thu hút các chủ đầu tư để xây dựng thêm các khách sạn 4-5 sao phục vụ du khách.
Ngoài ra, việc “cháy” phòng như thời gian qua đã tạo tiền đề để tăng giá dịch vụ lưu trú ở Huế. Nếu như trước đây, giá phòng khách sạn 4 sao dao động từ 500.000 đến 600.000 đồng thì nay các khách sạn đồng loạt tăng lên mức trên 1 triệu đồng.
Apec Mandala Wyndham đón đầu nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp
Đã đến lúc Huế cần có sự đánh giá, nghiên cứu, phối hợp cùng các chủ đầu tư uy tín, sớm hình thành thêm các cơ sở lưu trú cao cấp phục vụ du khách. Theo các chuyên gia, bên cạnh bài toán đưa tốc độ tăng trưởng về số phòng lưu trú ở Huế phù hợp với nhu cầu thị trường, Huế cũng cần tập trung định hướng tăng số lượng khách sạn 5 sao với nhiều tiện ích, dịch vụ để theo kịp xu thế du lịch nghỉ dưỡng hiện nay.
Theo kế hoạch phát triển dịch vụ lưu trú của Huế, dự kiến đến năm 2020, Huế sẽ có 22.600 phòng, năm 2025 có 38.100 phòng và năm 2030 có 61.400 phòng. Các khu đô thị mới tại Huế đang được quy hoạch để thu hút những chủ đầu tư tiềm năng đến xây dựng dự án.
Đáng chú ý là khu đô thị mới An Vân Dương với dự án Apec Royal Park do Apec Group thực hiện. Chủ đầu tư này cũng đang triển khai xây dựng dự án Apec Mandala Wyndham Huế - condotel 5 sao chuẩn quốc tế đầu tiên tại Huế. Dự án này hứa hẹn trở thành tâm điểm nghỉ dưỡng tại đây.
Apec Mandala Wyndham Huế - condotel chuẩn quốc tế đang được xây dựng tại Huế. |
Theo các doanh nghiệp lữ hành, thị trường du lịch Huế đang có những chuyển biến tích cực. Nhờ vậy, thị trường bất động sản du lịch ở Huế cũng trở nên sôi động hơn, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư thu hồi vốn và sinh lợi nhanh hơn. Điều này thu hút các chủ đầu tư mạnh dạn đầu tư xây dựng các khách sạn hạng sang ở Huế, từ đó giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung về nơi lưu trú chất lượng.