Lực lượng tìm kiếm cứu nạn tìm thấy một nạn nhân tại Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 10/2. Ảnh: Reuters. |
“Đã có đụng độ giữa các nhóm”, người phát ngôn trên nói với AFP, nhưng không cho biết thông tin chi tiết.
Theo quan chức này, 82 binh sĩ thuộc lực lượng ứng phó thảm họa của quân đội Áo đang tạm trú trong một căn cứ ở tỉnh Hatay, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ “cùng với các tổ chức quốc tế khác và đang chờ đợi chỉ dẫn”.
Những binh sĩ này đã tới Hatay từ hôm 7/2, mang theo 45 tấn trang thiết bị. Họ đã cứu được 9 người từ đống đổ nát. Quân đội Áo cho biết họ có kế hoạch đưa các binh sĩ này về Áo vào ngày 16/2, nhưng lịch trình này đang được xem xét lại.
Lực lượng từ hàng loạt quốc gia đã có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ để giúp nước này khắc phục hậu quả sau trận động đất rạng sáng 6/2.
Theo tờ Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ, nước này đã ghi nhận gần 21.000 trường hợp tử vong và hơn 80.000 người bị thương do động đất. Hơn một triệu người đang phải sống trong các trung tâm cư trú tạm thời do mất nhà cửa.
Tuy vậy, không phải lực lượng cứu hộ nào cũng được Ankara chào đón. Hôm 10/2, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Cyprus tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ đã “từ chối một cách lịch sự” đề nghị hỗ trợ mà nước này đưa ra, theo AP.
“Bất chấp (Thổ Nhĩ Kỳ) ban đầu đã chấp nhận lời đề nghị hỗ trợ nỗ lực giải cứu của chúng tôi, Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đã ‘từ chối một cách lịch sự’ đề nghị cử một đội tìm kiếm cứu nạn tới hiện trường của Cyprus”, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Cyprus, quốc gia không được Ankara công nhận ngoại giao do vấn đề lịch sử, viết trên Twitter.
Vấn đề Trung Đông
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này…
>>Độc giả có thể đọc thêm tại đây.