Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ánh Viên đoạt HCB bơi lội châu Á

Quyết định bỏ nội dung 200m hỗn hợp để dồn sức vào cự ly 200m ngửa sở trường có lẽ là điều làm cho Nguyễn Thị Ánh Viên hài lòng nhất tại giải lần này, bởi điều này đã mang lại cho bản thân cô lẫn bơi lội Việt Nam tấm huy chương bạc lịch sử.

Ánh Viên đoạt HCB bơi lội châu Á

Quyết định bỏ nội dung 200m hỗn hợp để dồn sức vào cự ly 200m ngửa sở trường có lẽ là điều làm cho Nguyễn Thị Ánh Viên hài lòng nhất tại giải lần này, bởi điều này đã mang lại cho bản thân cô lẫn bơi lội Việt Nam tấm huy chương bạc lịch sử.

Trong các đợt thi vòng loại diễn ra sáng qua (18-11), chỉ có Hoàng Quý Phước không đạt chỉ tiêu có mặt ở đợt thi chung kết 50m tự do. Trần Duy Khôi về đích ở vị trí thứ 8 sau 2’10”24, đủ để anh lọt tiếp vào đợt thi xếp hạng cự ly 200m hỗn hợp. Diễn ra trước đó ít phút, đợt thi vòng loại 200m hỗn hợp nữ không có sự góp mặt của Nguyễn Thị Ánh Viên ở làn bơi số 5 khi kình ngư trẻ Việt Nam quyết định dồn sức cho cự ly 200m ngửa sở trường…
 
Niềm hy vọng lóe sáng khi ở vòng loại, Ánh Viên về đích thứ ba, với thành tích 2’15”05, chỉ sau Marie Kamizuka (Nhật Bản, 2’13”45) và Bai Anqi (Trung Quốc, 2’14”85). Để rồi ở đợt thi chung kết vào buổi tối, Ánh Viên vượt qua cả Marie Kamikuza ở những mét nước cuối băng nhanh về đích sau 2’12”47 (cũng là kỷ lục Việt Nam). Thành tích này giúp cô gái 16 tuổi người Cần Thơ bước lên bục chiến thắng ở vị trí á quân, chỉ sau Bai Anqi, người giành kết quả tốt nhất đợt thi 2’11”38. Đây là tấm huy chương bạc đầu tiên của bơi lội Việt Nam ở đấu trường châu lục.

Ánh Viên ở cự ly 200m ngửa sở trường

Trần Duy Khôi ở đợt thi chung kết 200m hỗn hợp nam chỉ xếp hạng 8/8 với thành tích 2’08”55 (người về đầu là Wang Shun của Trung Quốc đạt thành tích 1’58”66).
 
Như vậy, tại giải bơi vô địch châu Á lần này, đoàn Việt Nam giành được 1 HCB, 1 HCĐ đều do công của Nguyễn Thị Ánh Viên.

Hà Thanh

Theo Infonet

Hà Thanh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm