Sớm định hình phong cách riêng trong dòng văn học trẻ sôi động, Anh Khang - tác giả sinh năm 1987 liên tục lập kỷ lục về số bản in với những tựa sách “hot” như Ngày trôi về phía cũ (45.000 bản), Đường hai ngả người thương thành lạ (55.000 bản), Buồn làm sao buông (70.000 bản)…
Anh Khang - tác giả trẻ có số lượng đầu sách xuất bản đáng nể. |
Văn của Anh Khang không tìm đến sự nổi loạn hay phá cách trong con chữ mà tạo ra dấu ấn riêng nhờ sự nhạy cảm trong lối suy nghĩ thấu đáo, truyền tải đúng tâm tình của người trẻ hiện đại. Câu nói “Sài Gòn giấu anh kỹ quá” được đại đa số người đọc yêu thích, xuất hiện trong ca từ âm nhạc sau đó, là một ví dụ.
Với Đi đâu cũng nhớ Sài Gòn và …em, độc giả sẽ thấy một Anh Khang rất khác và rất mới. Anh bỏ nhiều thời gian cho những chuyến rong ruổi từ Đông sang Tây, từ Á sang Âu để tìm cảm hứng viết nên tác phẩm lần này, nơi tình yêu lứa đôi biến thành tình yêu của một vùng đất, của nhiều con người đến từ những vùng miền khác nhau. Đi đâu cũng nhớ Sài Gòn và …em được minh hoạ qua nét vẽ mang phong cách cổ tích của Trọng Lee - người vừa thành công vang dội với tập sách Sài Gòn xưa - Màu hoài niệm. Sách vừa lên kệ đã hút độc giả, giúp Anh Khang chạm mốc 200.000 bản in cho 4 tác phẩm, con số đáng mơ ước với nhiều nhà văn trẻ.
Nhiều tác giả trẻ khác đang khẳng định chỗ đứng của mình trong lòng độc giả trẻ. |
Ngoài Anh Khang, các cây bút trẻ khác như Vũ Phương Thanh (bút danh Gào) người từng trải với chất văn sâu cay, Hamlet Trương, Iris - cây bút say mê với những câu chuyện về tình yêu đôi lứa gắn với những suy ngẫm về cuộc đời hay Nguyễn Ngọc Thạch, tác giả có sở trường khai thác những góc khuất cuộc sống của thế giới thứ 3… vẫn tìm được mảnh đất riêng để theo đuổi, chinh phục dù thị hiếu người đọc trong dòng văn học trẻ thay đổi chóng mặt.
Những tác phẩm của các tác giả trẻ kể trên đều có mặt tại sự kiện Phố sách Hè 2015 do Tiki tổ chức. Điều này phản ánh xu hướng đọc của giới trẻ hiện nay đáp ứng đúng tiêu chí “người trẻ viết cho người trẻ đọc”.