Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Anh hùng bắn rơi máy bay Mỹ kể về Điện Biên Phủ trên không

Những lý giải này giúp chúng ta thêm hiểu vì sao quân dân ta lại đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội (tháng 12/1972).

Dien Bien phu tren khong anh 1

SAM-2, khắc tinh của "siêu pháo đài bay” B-52. Nguồn: tienphong.

50 năm trước, với tinh thần “quyết tử để Thủ đô quyết sinh”, quân dân ta, trực tiếp là Quân chủng Phòng không - không quân, Quân chủng Kỹ thuật, Binh chủng Rada, bộ đội tên lửa… đã quyết đánh, biết đánh, dám đánh và tiêu diệt nhiều “pháo đài bay” chiến lược của đế quốc Mỹ, làm nên một trong những chiến công vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20.

Công tác nắm địch của ta

Nhân kỷ niệm 50 năm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu bộ sách gồm 4 tác phẩm viết về chiến dịch lịch sử này: Điện Biên Phủ trên không: Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam - Lưu Trọng Lân, Tại sao Việt Nam đánh thắng B-52 - Phan Thu, Cuộc đối đầu không cân sức - Phan Thu, Nhật ký phi công tiêm kích - Nguyễn Đức Soát.

Với người thật, việc thật, số liệu thật và được viết từ chính người trong cuộc, bộ sách này tràn ngập thông tin, giàu cảm xúc, có sức thuyết phục cao, có giá trị lâu dài với bạn đọc nhiều thế hệ.

Bên cạnh đó, với những chi tiết chưa từng được tiết lộ, những câu chuyện về đồng đội và gia đình, những lý giải của người trong cuộc, bộ sách giúp chúng ta thêm hiểu vì sao quân dân ta lại đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 của Mỹ.

Trong cuốn Điện Biên Phủ trên không: Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam bằng những tư liệu xác thực, phong phú, và lý giải của một người trong cuộc (tác giả Lưu Trọng Lân, nguyên Phó phòng Tác huấn, Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không - Không quân, người trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trên không), sách giải đáp được nhiều câu hỏi về lý do quân dân ta đã đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 của Mỹ vào tháng 12/1972.

Sách cho biết, quân ta đã sớm phán đoán được thời điểm không quân chiến lược Mỹ mở đầu đợt tập kích là đêm 18/12/1972 nhờ công tác nắm địch của ta (cơ quan Quân báo của Bộ và của Quân chủng đã xuất sắc trong việc nghiên cứu, phát hiện những triệu chứng, những nguồn tin từ đối phương).

Tổng hợp, phân tích các nguồn tin, cán bộ quân báo của ta đã đi đến nhận định: “Sắp đánh lớn đến nơi rồi. Việc B-52 đánh vào Hà Nội chỉ còn là ngày một ngày hai nữa thôi!”.

Cũng từ việc phán đoán chính xác được những đợt tập kích đầu tiên này của địch mà quân ta đã có sự chuẩn bị kỹ càng. “Tất cả những bộ phóng, những nòng pháo đang quay về hướng địch. Giống như một chiếc bẫy đã gài, một dây cung đang chờ bật, quân dân toàn miền Bắc đã sẵn sàng! Cán bộ, chiến sĩ toàn Quân chủng Phòng không - Không quân đã sẵn sàng!”.

“Đêm hôm ấy, quân dân ta lập chiến công vang dội, bắn rơi 3 pháo đài bay Mỹ. Nhà Trắng và Lầu Năm góc sững sờ, choáng váng. Quân dân miền Bắc đã hoàn toàn giành thế chủ động. Hà Nội của chúng ta đã không bị bất ngờ”.

Dien Bien phu tren khong anh 2

Bộ sách viết về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Ảnh: Ly Ly.

Máy bay MIG- 21 và pháo cao xạ trung cao 100 mm

Là người trực tiếp tham gia chiến đấu và chứng kiến, có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin có giá trị, Trung tướng, phó giáo sư, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thu, bằng tâm huyết, kiến thức chuyên môn sâu, thông qua cuốn Tại sao Việt Nam đánh thắng B-52.

Cuốn sách đã thêm một lần nữa lý giải, trả lời những câu hỏi nêu trên, dưới góc độ khoa học, đồng thời làm nổi bật ý chí, trí tuệ của quân và dân ta, nhất là của Bộ đội Phòng không - Không quân trên mặt trên mặt trận đối không trong chiến thắng vĩ đại, mang tầm vóc lịch sử Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Chẳng hạn cuốn sách cho biết cùng tên lửa phòng không SAM-2, máy bay MIG- 21 và pháo cao xạ trung cao 100 mm đã anh dũng lập công xuất sắc, hạ năm chiếc trong tổng số 34 chiếc B-52 bị ta bắn rơi, góp lửa đánh thắng B-52.

Bước vào chiến dịch tập kích đường không bằng B-52 của đế quốc Mỹ, máy bay MIG-21 của không quân Việt Nam với các phi công bay đêm chỉ bay vòng ngoài, còn vòng trong dành cho tên lửa SAM-2. Họ đã góp phần phân tán đội hình địch, làm giảm nhiễu để tên lửa đánh. Sau những ngày đầu của chiến dịch, phi công Phạm Tuân vẫn áy náy trong lòng với món nợ không quân Việt Nam chưa bắn rơi B-52.

Ngày 27/12/1972, trong chiến dịch chống cuộc tập kích bằng B-52 của Mỹ ra Hà Nội, Hải Phòng, phi công Phạm Tuân là người đầu tiên đã trả được món nợ đó. Tiếp theo, ngày 28/12/1972, cùng phi công Phạm Tuân, phi công Vũ Xuân Thiều cũng đã bắn rơi tại chỗ chiếc B-52 thứ 2, đem lại niềm tự hào cho không quân nhân dân Việt Nam anh hùng.

Tinh thần, khí phách của một thế hệ

Cũng giải thích câu hỏi “vì sao ta thắng?”, tập bút ký Cuộc đối đầu không cân sức của Trung tướng Phan Thu kể về cuộc đối đầu của Phòng không - Không quân Quân đội Nhân dân Việt Nam chống lại chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ.

Bằng sự thông minh và tinh thần vượt khó, quân đội ta đã giành được chiến thắng kỳ diệu, làm nên trận Điện Biên Phủ trên không vang lừng, buộc Mỹ phải quay lại bàn đàm phán ở Paris, góp phần thống nhất đất nước. Sách giải thích các vấn đề kỹ thuật của việc chống B-52, đi đến làm rõ "vì sao ta thắng?"; ngoài ra, sách cũng kể những câu chuyện bên lề cuộc chiến rất cảm động.

Ở một góc nhìn chân thực khác, sách Nhật ký phi công tiêm kích là những ghi chép của Trung tướng - Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Đức Soát trong suốt 7 năm 1966-1972 “từ một anh lính bắt đầu học lái máy bay MiG-21 cho đến khi trở thành một trong những phi công có tài xạ kích giỏi nhất của Không quân Việt Nam, đã bắn hạ 6 máy bay Mỹ và được phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân khi mới 27 tuổi.

Là câu chuyện của một người nhưng đọc lên sẽ thấy tinh thần, khí phách của một thế hệ thanh niên Việt Nam trong cuộc chiến đấu khốc liệt, không cân sức với Không quân Mỹ hùng mạnh; thấy được những chiến công oanh liệt cũng như tổn thất không gì bù đắp nổi của chiến tranh; thấy được cuộc sống, tình bạn, tình yêu, tình đồng chí thật đẹp…

Ngày 30/4/1975 trong hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vừa theo dõi tin kỹ thuật của Cục 2, tôi vừa liên lạc bằng vô tuyến điện thoại tiếp sức với Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh. Các cánh quân của ta đang tiến rất nhanh.

Chỉ huy xe tăng tham mưu dùng không quân vận chuyển đạn dược

Trước chiến dịch Hồ Chí Minh, lực lượng xe tăng của ta không đủ đạn. Một vị chỉ huy đã có sáng kiến sử dụng không quân để vận chuyển đạn kịp thời.

Minh Châu

Bạn có thể quan tâm