Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ảnh hiếm về người Do thái ở trại tập trung của phát xít Đức

Nhiếp ảnh gia riêng của Hitler là Hugo Jaeger ghi lại cuộc sống của người Do thái ở thị trấn Kutno, Ba Lan, nơi bị phát xít Đức chiếm giữ trong những năm 1940.

Ảnh hiếm về người Do thái ở trại tập trung của phát xít Đức

Nhiếp ảnh gia riêng của Hitler là Hugo Jaeger ghi lại cuộc sống của người Do thái ở thị trấn Kutno, Ba Lan, nơi bị phát xít Đức chiếm giữ trong những năm 1940.

Những bức ảnh của Hugo Jaeger thường ghi lại chiến thắng của Đức Quốc Xã. Ngoài các chuyến đi của Hitler, Jaeger cũng mô tả lịch sử của Đức Quốc Xã, trong đó có việc phát xít Đức xâm chiếm Ba Lan. Tuy nhiên, bộ ảnh dưới đây lại miêu tả hoàn cảnh bi thảm của người Do thái, nhân sự kiện thành lập trại tập trung Warsaw Ghetto ở Ba Lan.

Tháng 6/1940, tất cả 8.000 người Do thái ở thị trấn Kutno bị bao vây và đưa đến một nhà máy đường cũ, nơi hàng trăm người chết vì đói và sốt phát ban sau đó. Một số người Do thái chạy thoát và được những người Ba lan che chở, trong khi số còn lại không may mắn như vậy.

Năm 1942, Hitler đưa ra một chương trình nhằm loại bỏ tất cả người Do thái ở Ba Lan. Mùa xuân 1942, trại tập trung ở Kutno bị dẹp bỏ và đa số cư dân ở đây được gửi đến trại hủy diệt Chelmno.

Mặc dù là người trung thành với Đức Quốc Xã, Jaeger có vẻ không quá khinh thường người Do thái và ông xem họ là những nhân vật có sức cuốn hút. Trong các bức ảnh của ông, Jaeger không nhấn mạnh sự đau đớn, cực khổ mà miêu tả sinh hoạt đời thường, sự tươi vui của những người có số phận bi thảm. Dựa vào phản ứng của người được chụp trong ảnh, dường như cho thấy không có sự thù địch giữa Jaeger và người Do thái.

Trong các bức ảnh dưới đây xuất hiện điều hiếm thấy là người Do thái được phép trò chuyện với binh sĩ Đức, trong khi những người khác mỉm cười để Hugo Jaeger chụp ảnh, mặc dù họ là các tù nhân bị Đức Quốc Xã khinh miệt.

Khi quân Đồng minh tiến vào Đức năm 1945, Jaeger giấu bộ ảnh trong va li để chạy trốn nhưng bị một nhóm lính Mỹ bắt gặp. Ông ta thoát được đám lính nhờ biếu họ một chai rượu Cognac. Sau khi thoát nạn, Jaeger chôn ảnh trong 12 chai thủy tinh phía ngoài Munich. Năm 1955, ông đào bộ ảnh lên và gửi nó vào một nhà băng. 10 năm sau, Jaeger bán chúng cho tạp chí Life. Nhờ đó, thế giới ngày nay mới có cơ hội xem lại cuộc sống của người Do thái ở Ba Lan trong những năm 1940.

 
 
 
 
 
 
 
 

Bình An

Theo Infonet

Bình An

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm