Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Anh bất ngờ đàm phán để gia nhập TPP

Báo chí Anh đưa tin London đang đàm phán để gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm thúc đẩy xuất khẩu sau khi rời Liên minh châu Âu (EU).

Guardian đưa tin chính phủ Anh đang thăm dò khả năng trở thành thành viên TPP sau khi rời EU vào tháng 3 năm sau và đã tổ chức các cuộc họp không chính thức với nhóm này.

Đề xuất bất ngờ này có thể khiến Anh trở thành thành viên đầu tiên tham gia hiệp định mà không có bờ biển giáp Thái Bình Dương hay Biển Đông.

Bộ Thương mại Quốc tế của Bộ trưởng Liam Fox được cho là cơ quan đang phát triển các đề xuất này nhằm gia nhập hiệp định với 11 thành viên còn lại sau khi thành viên lớn nhất là Mỹ rút khỏi thỏa thuận vào năm ngoái.

Anh gia nhap TPP anh 1
Các bộ trưởng từ 11 thành viên đã ký kết Hiệp định TPP nhóm họp tại Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 9/11. Ảnh: Kyodo.

Bộ trưởng Thương mại Greg Hands nói với Financial Times rằng không có sự hạn chế về địa lý đối với việc Anh gia nhập các nhóm thương mại. "Không có bên nào bị loại trừ. Với các mối quan hệ đa phương như vậy, không có bất kỳ hạn chế nào về địa lý", ông nói.

Phát ngôn viên của Bộ Thương mại Quốc tế cho biết đã thành lập 14 nhóm thương mại trên 21 quốc gia nhằm "tìm kiếm phương án tốt nhất để thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư trên toàn thế giới".

Tuy nhiên, bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải đợi đến khi TPP được sửa đổi sau sự rút lui của Mỹ và Anh đã giải quyết ổn thỏa việc rời khỏi EU.

Anh không được phép thực hiện các thỏa thuận thương mại trước khi chính thức rời EU. Một quan chức của TPP nói với Financial Times rằng vẫn còn quá sớm để thảo luận về bất kỳ kế hoạch gia nhập nào của Anh.

Tổng kim ngạch nhập khẩu của 11 thành viên TPP chiếm chưa đầy 8% thị trường xuất khẩu của Anh, trong đó Nhật Bản chỉ chiếm 1,6% xuất khẩu của Anh so với 11% của Đức.

Một số người chỉ trích cho rằng kế hoạch này cho thấy sự tuyệt vọng và ảo tưởng của chính phủ đồng thời làm tình hình thêm rối ren.

"Những người này muốn rời thị trường ở ngay bên cạnh để gia nhập một thị trường khác nhỏ hơn phía bên kia thế giới. Đây đúng là một ý tưởng điên rồ", nghị sĩ Tim Farron nói.

Săn cáo trở thành tranh cãi chính trị ở Anh

Cuộc tranh cãi kéo dài ở Anh về việc săn cáo lại nổi lên trong dịp Giáng sinh sau khi có thông tin chính phủ hủy cuộc bỏ phiếu cho phép các nghị sĩ đảo ngược lệnh cấm.

EU: Kinh tế Trung Quốc bị 'bóp méo' do can thiệp nhà nước

Liên minh châu Âu (EU) ngày 20/12 ban hành các luật lệ mới nhằm siết chặt việc nhập khẩu hàng hoá quá rẻ, và nêu bật nền kinh tế Trung Quốc bị “bóp méo” do sự can thiệp nhà nước.


Tuyết Mai

Bạn có thể quan tâm