Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

AirTag giúp phát hiện cơ quan tình báo bí mật

Nhà nghiên cứu dùng AirTag để chứng minh một cơ quan viễn thông liên bang Đức có liên quan tới trung tâm tình báo bí mật.

AirTag được biết đến với cả hai mặt lợi và hại từ sau khi được giới thiệu. Gần đây, một nhà nghiên cứu người Đức đã dùng thiết bị định vị tí hon của Apple để bóc trần bí mật từ chính phủ nước này.

Trên trang cá nhân của mình, nhà nghiên cứu Lilith Wittmann cho biết bà đã gửi AirTag đến “cơ quan liên bang” bí ẩn ở Đức để xác định chính xác nhiệm vụ của nó. Dữ liệu từ thẻ định vị Apple giúp nhà nghiên cứu tìm ra mối liên hệ giữa cơ quan nêu trên với trung tâm tình báo bí mật của Đức.

AirTag giup phat hien ra co quan tinh bao bi mat anh 1

Nhà hoạt động dùng AirTag để tìm ra cơ quan tình báo bí mật của Đức. Ảnh: Apple Insider.

Ban đầu, Wittmann cho rằng chỉ “vô tình phát hiện một cơ quan liên bang không tồn tại”. Tuy nhiên, bà đã trình bày chi tiết quá trình phát hiện ra đơn vị tình báo bí mật của chính phủ. Nhà hoạt động này dùng địa chỉ được cung cấp trên trang web, lần theo các IP ẩn, thông tin cuộc gọi và lái xe đến địa chỉ được cung cấp để tìm hiểu.

Wittmann đưa ra nhiều luận điểm để chứng minh Dịch vụ Viễn thông Liên bang là một phần của Bộ Nội vụ Liên bang Đức (BMI). Hai cơ quan này được cho là có liên quan đến cơ sở bí mật của cơ quan tình báo có tên Văn phòng Liên bang Bảo vệ Hiến pháp.

Nhà nghiên cứu đã tìm đến để hỏi thông tin những người làm việc tại Dịch vụ Viễn thông Liên bang nhưng họ đều phủ nhận việc liên quan đến cơ quan tình báo. Do đó, người này chuyển sang chứng minh địa chỉ bưu điện của đơn vị này dẫn đến văn phòng cơ quan tình báo.

“Điều này để biết nó kết thúc ở đâu. Bạn có thể thực hiện nhiều nghiên cứu thủ công. Hoặc chỉ cần một thiết bị nhỏ, thường xuyên truyền vị trí hiện tại (AirTag) và xem nó hạ cánh ở đâu”, Wittmann viết.

Nhà nghiên cứu này gửi một bưu kiện chứa AirTag và xem vị trí thông qua mạng lưới Find My của Apple. Từ dữ liệu gửi về, Wittmann theo dõi bưu kiện được chuyển qua trung tâm phân phối Berlin, đến văn phòng ở Cologne-Ehrenfeld. Cuối cùng, gói hàng có mặt tại Văn phòng Bảo vệ Hiến pháp ở Cologne.

Do đó, chiếc AirTag vốn được cần gửi đến một cơ quan viễn thông ở một vùng của Đức lại kết thúc chặng đường ở trung tâm tình báo ở phần còn lại của đất nước.

Nghiên cứu ban đầu của Wittmann được đăng tải vào tháng 12/2021. Tuy nhiên, chính phủ Đức đã lên tiếng phủ nhận thông tin về Dịch vụ Viễn thông Liên bang. Bà Wittmann cho biết sẽ tung ra nhiều bằng chứng mới trong thời gian tới.

Ấn Độ phát triển hệ điều hành riêng, cạnh tranh với Android, iOS

Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ đặt mục tiêu phát triển hệ điều hành di động nội địa, cạnh tranh với Android hay iOS.

Kiếm hàng triệu USD từ ứng dụng uống bia trên iPhone

Với mỗi lượt tải xuống có giá xấp xỉ 3 USD, ở thời kỳ đỉnh cao, iBeer mang về cho chủ nhân 20.000 USD/ngày.

Năm 2022 sẽ là năm sôi động nhất của Apple

Sau iPhone SE và iPad Air 2022, Apple đang phát triển nhiều thiết bị quan trọng để ra mắt vào cuối năm nay.

Xuân Sang

Bạn có thể quan tâm