Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Ai nên trả tiền cho bạn dùng nhà vệ sinh?

Nhiều nơi trên thế giới đã có những giải pháp cho vấn đề đi vệ sinh công cộng, song các nỗ lực vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu từ người dân và khách du lịch.

Theo báo cáo của công ty QS Bathrooms Supplies tại Anh năm 2021, trung bình chỉ có 8 nhà vệ sinh công cộng trên 100.000 người tại Mỹ. Con số này kém xa Iceland, với 56 nhà vệ sinh trên 100.000 người. Thành phố Madison ở bang Wisconsin dẫn đầu tại Mỹ với mật độ 35 nhà vệ sinh.

Trước đây, vào thế kỷ XVIII, trước khi hệ thống ống nước xuất hiện trong nhà, các nhà tắm công cộng vẫn rất phổ biến. Ở Philadelphia, một nhà vệ sinh ngoài trời được đặt ở công viên phía sau nơi mà ngày nay được gọi là Hội trường Độc lập.

Việc xây dựng nhà vệ sinh tại Mỹ phát triển mạnh trong đầu thế kỷ XX. Mỹ đã xây dựng hơn 2 triệu nhà vệ sinh ở khu vực công cộng và các vùng nông thôn vào những năm 1930, theo New York Times.

Tuy nhiên, đến những năm 1970, khi ngân sách cạn kiệt, cùng những áp lực từ phong trào đòi chấm dứt trả tiền mỗi lần đi vệ sinh, các thành phố tại Mỹ đã hoàn toàn dỡ bỏ nhà vệ sinh công cộng.

Khi các nhà vệ sinh công cộng đóng cửa, các cơ sở như quán cà phê, bảo tàng, thư viện và cửa hàng bách hóa - thường chỉ mở cửa trong những giờ nhất định - bất đắc dĩ trở thành điểm đến cho những người muốn đi vệ sinh.

nha ve sinh o my anh 1

Nhà vệ sinh ở công viên Manhattan vào năm 1965. Ảnh: New York Times.

“Chúng tôi đang phải đối mặt với một vấn đề là nhu cầu về nhà vệ sinh công cộng vượt xa nguồn cung”, Steven Soifer, chủ tịch Hiệp hội Nhà vệ sinh Mỹ, nói. “Ai chịu trách nhiệm cung cấp nhà vệ sinh công cộng?”.

Kết hợp công và tư

Đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau để trả lời câu hỏi đó. Katherine Webber, một nhà nghiên cứu quy hoạch xã hội người Australia, người đã đi khắp thế giới vào năm 2018 để nghiên cứu về nhà vệ sinh, cho biết một số thành phố ở châu Âu đã thử hợp tác giữa cơ quan công và tư nhân.

Bà Webber chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng nhằm xác định vị trí xây dựng nhà vệ sinh. “Một thành phố hoặc một địa điểm sẽ hoạt động tốt hơn nếu họ quan tâm các nhu cầu khác nhau của cả người dân và khách du lịch".

Vào năm 2022, Berlin đã hoàn tất việc mở rộng nhà vệ sinh công cộng, từ 256 lên 418 địa điểm. Giới chức thành phố đã xem xét những nhà vệ sinh hiện có và chọn những vị trí mới, sau đó hợp tác Wall GmbH, một công ty nội thất đường phố.

Cùng năm, London giới thiệu chương trình nhà vệ sinh cộng đồng. Các nhà hàng, cửa hiệu có thể đăng ký trên website rằng họ sẽ mở nhà vệ sinh cho công chúng, để đổi lại một khoản phí nhỏ. Nhiều chủ doanh nghiệp cũng cho rằng việc quảng bá cửa hàng của mình cho sử dụng nhà vệ sinh cũng sẽ thu hút khách hàng.

Bài toán nan giải

Điểm hạn chế là các doanh nghiệp ở London sẽ chủ động chọn giờ mở cửa nhà vệ sinh, do đó sẽ không có một khung giờ mở cửa cố định. Trong khi tại Berlin, mỗi lần đi vệ sinh sẽ tốn 50 cent.

Một vài thành phố khác chọn lắp “pissoirs” - về cơ bản là bồn tiểu công cộng, mô hình đã có từ thế kỷ XIX ở Pháp. Vào năm 2011, thành phố Victoria (Canada) đã lắp những bồn tiểu công cộng như công trình nghệ thuật và có thể mang đến những sự kiện lớn.

nha ve sinh o my anh 2

Mô hình "pissoir", bồn tiểu công cộng được xây dựng tại Canada. Ảnh: The Globe.

Tuy nhiên, như bồn tiểu những thế kỷ trước, mô hình này chỉ áp dụng được cho những người có thể dễ dàng đứng được khi đang đi vệ sinh.

Các quốc gia châu Á lại có cách tiếp cận khác, một phần là do khác biệt văn hóa. Ở những nước như Trung Quốc, Nhật Bản hay Singapore, người dân kỳ vọng những nhà vệ sinh phải sạch sẽ. Vào giai đoạn 2015-2017, 68.000 nhà vệ sinh đã được xây mới tại Trung Quốc, với chỉ thị từ chính phủ rằng phải giữ cho chúng sạch sẽ.

Trong khi đó, Tokyo biến những nhà vệ sinh thành tác phẩm nghệ thuật công cộng. Nippon Foundation đã tài trợ thiết kế lại 17 nhà vệ sinh ở phường Shibuya, với những bức tường kính trong suốt và sẽ mờ đi khi khóa cửa.

nha ve sinh o my anh 3nha ve sinh o my anh 4

Nhà vệ sinh "trong suốt" ở Shibuya, Nhật Bản. Những tấm kính sẽ mờ đi khi được khóa từ bên trong. Ảnh: Nippon Foundation/New York Times.

Thành phố San Francisco, Mỹ cũng bắt tay vào các dự án xây nhà vệ sinh từ năm 2014, sau khi nhận báo cáo rằng trẻ em giẫm phải phân khi đến trường.

Từ chỗ 3 địa điểm, thành phố đã mở rộng thành 33 nhà vệ sinh, đặt ở nhiều khu vực. Mỗi địa điểm có nước máy, xà phòng, hộp xử lý kim tiêm và thùng đựng chất thải của chó, cũng như một hoặc hai nhân viên.

Dù vậy, ông Steven Soifer nói rằng nên có nỗ lực cấp quốc gia hơn là chỉ động thái riêng lẻ. Ông cho biết đã có nhiều cuộc gặp với Bộ Y tế và các cơ quan y tế Mỹ nhưng vô ích.

"Đây là vấn đề sức khỏe công cộng, phải có ai đó nhận trách nhiệm, nhưng không ai cả", ông nói.

Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước Mỹ

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.

Nhà vệ sinh lâu đời nhất Nhật Bản bị ôtô đâm trúng

Một chiếc ôtô đang đi lùi đã vô tình đâm vào nhà vệ sinh lâu đời nhất Nhật Bản, vốn có niên đại hàng trăm năm, khiến nó bị phá hủy một phần.

Hàn Quốc dậy sóng vì cái chết của cô gái bị giết trong nhà vệ sinh

Vụ án mạng kinh hoàng tại ga Sindang đã phơi bày lỗ hổng trong luật pháp Hàn Quốc, khiến nhiều người đặt câu hỏi nhức nhối: "Bao nhiêu phụ nữ phải bỏ mạng" để thấy sự thay đổi?

Trần Hoàng

Bạn có thể quan tâm