Câu 1: “Ván bài lật ngửa” là bộ phim được chuyển thể từ kịch bản của ai?
“Ván bài lật ngửa” là bộ phim nhựa đen trắng 8 tập về đề tài tình báo do Xí nghiệp phim Tổng hợp TP.HCM sản xuất trong những năm 1982-1987. Bộ phim do nhà văn Nguyễn Trương Thiên Lý (Trần Bạch Đằng) viết kịch bản. Theo sách “Trần Bạch Đằng - nhà cộng sản kiên trung”, Trần Bạch Đằng (1926-2007) là nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo. Ông còn là nhà chính trị lão thành, tham gia hoạt động cách mạng từ trước năm 1945. |
Câu 2. Nguyên mẫu tình báo Nguyễn Thành Luân do Chánh Tín thủ vai là ai?
Trong bộ phim này, diễn viên Nguyễn Chánh Tín được giao thủ vai tình báo Nguyễn Thành Luân. Đây là nhân vật được nhà văn Trần Bạch Đằng lấy nguyên mẫu từ anh hùng Phạm Ngọc Thảo. Ngay tại cuốn sách, tác giả Trần Bạch Đằng đề tặng: "Tưởng nhớ anh Chín T. và các đồng chí đã chiến đấu, hy sinh thầm lặng". Nhà cách mạng Trần Bạch Đằng từng giải thích Chín T, tức là Chín Thảo (Phạm Ngọc Thảo). |
Câu 3: Anh hùng tình báo Phạm Ngọc Thảo quê ở tỉnh nào?
Theo Báo Công an TP.HCM, anh hùng tình báo Phạm Ngọc Thảo sinh ngày 14/2/1922, trong gia đình trí thức giàu có ở Vĩnh Long, theo đạo Công giáo. Sau khi đỗ tú tài, ông ra Hà Nội học, tốt nghiệp bằng kỹ sư công chánh năm 1942 và về làm việc tại Sài Gòn năm 1943. Ông tham gia Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ngay từ những ngày đầu. Ảnh: LIFE. |
Câu 4: Ông từng làm tỉnh trưởng tỉnh nào hiện nay?
Theo Cổng thông tin điện tử Bến Tre, năm 1946, ông được cử đi học Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn ở Sơn Tây. Sau khi tốt nghiệp khóa 1 trường này, ông trở về miền Nam chiến đấu và đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của kháng chiến: Tiểu đoàn trưởng, Trung đoàn phó, Trưởng phòng Mật vụ Nam bộ (chức vụ tương đương Trung đoàn trưởng). Hiệp định Genève (1954) được ký kết, Phạm Ngọc Thảo được giao ở lại miền Nam, hoạt động tình báo ngay trong lòng chính quyền Ngô Đình Diệm. Sau đó, chính Ngô Đình Diệm đích thân phong tặng Phạm Ngọc Thảo cấp bậc trung tá và cử làm Tỉnh trưởng Bến Tre. Ảnh: LIFE. |
Câu 5: Ông đã làm gì khi mới về nhậm chức tỉnh trưởng?
Theo sách "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bến Tre", ngay khi về làm Tỉnh trưởng Bến Tre một thời gian, anh hùng tình báo Phạm Ngọc Thảo đã ký quyết định thả 2.000 tù nhân chính trị đang bị giam giữ, lập tòa án trừng trị bọn phản bội, đầu hàng. |
Câu 6: Đại tá anh hùng Phạm Ngọc Thảo hy sinh sau cuộc đảo chính...?
Sau khi tham gia đảo chính chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963, Phạm Ngọc Thảo được chính quyền mới tin dùng. Đến năm 1965, biết mình bị lộ, ông chuẩn bị để thực hiện cuộc đảo chính Nguyễn Khánh. Mục tiêu quan trọng hàng đầu là bắt sống Nguyễn Khánh không thực hiện được. Không đầy ba tháng sau đó, đại tá Phạm Ngọc Thảo bị An ninh quân đội Sài Gòn truy bắt tại Tam Hiệp, Biên Hòa. Ông bị sát hại ngày 17/7/1965, khi 43 tuổi. Ảnh: LIFE. |
Câu 7. Địa phương nào hiện nay có cung đường được đặt theo tên ông?
Đại đại tá tình báo Phạm Ngọc Thảo được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tên ông được đặt cho nhiều cung đường ở TP. HCM, Bình Phước, Bến Tre, Tây Ninh. Ảnh: LIFE. |