Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Ai được xem là 'Nhà thơ của làng quê Việt Nam'?

Ông được xem là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài mang sắc thái dân dã, mộc mạc.

Biet danh cac nha van,  nha tho anh 1

Câu 1: Hình ảnh “Con nai vàng ngơ ngác” từng xuất hiện trong bài thơ nổi tiếng của…?

  • Chế Lan Viên
  • Lưu Trọng Lư
  • Tản Đà
  • Nguyễn Đình Thi

Con nai vàng ngơ ngác / Đạp lên lá vàng khô” là 2 câu thơ nổi tiếng trong bài Tiếng thu của nhà thơ Lưu Trọng Lư (1911-1991). Tiếng thu cũng chính là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ người Quảng Bình này. Nhà thơ Lưu Trọng Lưu (ở giữa) với các diễn viên. Ảnh: Văn nghệ Công an.

Biet danh cac nha van,  nha tho anh 2

Câu 2: Ai được xem là “Nhà thơ của làng quê Việt Nam”?

  • Nguyễn Khuyến
  • Nguyễn Bính
  • Nguyễn Thiếp
  • Nguyễn Biểu

Nguyễn Bính (1918-1966) được xem là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc. Người đọc thấy ở thơ ông những nét dung dị, đằm thắm, thiết tha, đậm sắc hồn dân tộc, gần gũi với ca dao, luôn mặn mà, mộc mạc, sâu sắc và tế nhị hợp với phong cách, tâm hồn của người Á Đông. Ngoài phần ngôn ngữ bình dân dễ hiểu, dễ thuộc, một vấn đề khác là tiếng nói trong thơ của ông cũng là tiếng nói của trái tim nhân dân thời đó. Ảnh: Hội Nhà văn.

Biet danh cac nha van,  nha tho anh 3

Câu 3: Nhà văn Nguyễn Tuân được hậu thế suy tôn là…?

  • Ông vua phóng sự
  • Ông vua tiểu thuyết
  • Ông vua tùy bút
  • Ông vua trào phúng

Ông vua tùy bút là biệt danh của nhà văn Nguyễn Tuân (1910-1987). Trong sự nghiệp sáng tác văn học của mình, Nguyễn Tuân từng viết những tùy bút nổi tiếng như: Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua. Ảnh: Hội Nhà văn.

Biet danh cac nha van,  nha tho anh 4

Câu 4. Ai được suy tôn là “Nhà thơ của cách mạng”?

  • Tố Hữu
  • Nguyễn Đình Thi
  • Chế Lan Viên
  • Phạm Tất Đắc

Tố Hữu (1920-2002) là nhà thơ tiêu biểu của cách mạng Việt Nam, lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Ông được tôn vinh là “nhà thơ của cách mạng”, “nhà thơ của nhân dân”, “ngọn cờ chiến đấu của thơ ca cách mạng Việt Nam”, “người có công đầu xây dựng nền thơ ca cách mạng Việt Nam”, "một cuộc đời trọn vẹn với cách mạng - nghệ thuật - tình yêu”, “nhà thơ của chủ nghĩa nhân văn cách mạng”. Ảnh: Báo Nhân Dân.

Biet danh cac nha van,  nha tho anh 5

Câu 5: Ông vua phóng sự Bắc Kỳ là biệt danh của…?

  • Nam Cao
  • Trần Tế Xương
  • Vũ Trọng Phụng
  • Nguyễn Công Hoan

“Ông vua phóng sự Bắc Kỳ” là biệt danh của nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939). Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, ông kịp để lại cho nền văn học nước nhà hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng một bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Tiêu biểu nhất là lĩnh vực phóng sự, ông được mệnh danh là “ông vua phóng sự Bắc Kỳ”. Ảnh: Hội Nhà văn.

Biet danh cac nha van,  nha tho anh 6

Câu 6: Ai là “Nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới”?

  • Huy Cận
  • Tản Đà
  • Xuân Diệu
  • Chế Lan Viên

Sách Thi nhân Việt Nam của 2 tác giả Hoài Thanh và Hoài Chân có viết: Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới - nên chỉ những người còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê. Xuân Diệu không như Huy Cận vừa bước vào làng thơ đã được người ta dành ngay cho chỗ ngồi yên ổn. Xuân Diệu đến giữa chúng ta tới nay đã ngót năm năm mà những tiếng khen chê chưa ngớt. Người khen, khen hết sức; người chê, chê không tiếc lời". Ảnh: Hội Nhà văn.

Biet danh cac nha van,  nha tho anh 7

Câu 7: Ai có biệt danh “ông thánh thơ ngông”?

  • Nguyễn Văn Siêu
  • Cao Bá Quát
  • Nguyễn Công Trứ
  • Đặng Huy Trứ

“Ông thánh thơ ngông” là biệt danh của Cao Bá Quát (1809-1855). Ông quê gốc làng Phú Thị (Gia Lâm, Hà Nội), nhưng sinh ra và lớn lên ở khu Đình Ngang, phía nam thành Thăng Long. Tài văn chương của Cao Bá Quát đã được vua Tự Đức ngợi khen "Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán", tức văn như của Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát thì đời Tiền Hán cũng không bằng. Giỏi văn thơ, Cao Bá Quát rất nang tàng, không sợ cường quyền. Đặc điểm này đã đi vào văn chương của ông, từ đó ông có biệt danh “Ông thánh thơ ngông”. Tranh minh họa: Sách giáo khoa lớp 1.

Nữ nhà văn từng được ghi nhận có chỉ số IQ cao nhất lịch sử

Bà là nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch từng được sách Kỷ lục Guinness công nhận là người có IQ cao nhất vào năm 1980, với chỉ số 228.

Hà Sơn

Bạn có thể quan tâm