Câu 1: Ai đã bảo lãnh Xuân tóc đỏ ra khỏi bốt cảnh sát khi y nhìn trộm cô đầm thay váy?
Bà Phó Đoan là người thương tình, bảo lãnh Xuân tóc đỏ ra khỏi bốt cảnh sát khi anh ta ngắm trộm cô đầm đang thay váy, mặc quần đùi. Bà Phó Đoan đã đến sở Cẩm, nộp tiền phạt một đồng tám để bảo lãnh Xuân ra khỏi phòng giam, đưa anh ta về nhà mình. |
Câu 2: Xuân tóc đỏ được Văn Minh giới thiệu với bố mình là "sinh viên trường thuốc" do hiểu biết về y học. Hiểu biết đó Xuân tóc đỏ có được do đâu?
Khi cụ Hồng cần tìm ông đốc tờ để hại chết cụ tổ 80 tuổi, Xuân tóc đỏ mau mồm miệng nói về các loại thuốc liên quan đau dạ dày và suyễn. Những hiểu biết đó của y do "khi xưa, lúc nó ngồi đọc quảng cáo cho một hiệu thuốc vào máy phóng thanh và ngồi trên mũi ôtô với quần áo Charlot và cái mặt nạ, thổi loa khắp phố phường cho 'ông vua thuốc lậu' Nam kỳ, thì chính là nó đã tập đi đến khoa học, và do thế, đến sự phú quý", theo miêu tả của Vũ Trọng Phụng trong "Số đỏ". |
Câu 3: Đâu là danh hiệu mà Xuân tóc đỏ chưa được phong dưới đây?
Trong tiểu thuyết "Số đỏ", Xuân tóc đỏ với sự may mắn được tiếp xúc, giao tiếp với giới trung lưu đất Hà Nội. Y đã được giới thiệu với rất nhiều danh nghĩa, nào là "sinh viên trường thuốc", "đốc tờ Xuân"; nào là "nhà quản lý tiệm may Âu Hóa", "giáo sư quần vợt"; nào là "nhà cải cách xã hội", "nhà thi sĩ", "nhà triết học". Thậm chí, có lúc, y được mời làm "nhà cố vấn" cho báo "Gõ Mõ"... Nhưng Xuân tóc đỏ chưa bao giờ được phong là "chuyên gia pháp y" hay là "nhà tâm lý học" cả. |
Câu 4: Xuân tóc đỏ và cô Tuyết cùng nhau thuê khách sạn để được "hư hỏng". Khách sạn ấy là?
Để được "hư hỏng" cùng Xuân tóc đỏ, cô Tuyết cùng y đến khách sạn Bồng Lai, nằm bên hồ Trúc Bạch. Oái oăm ở chỗ chủ khách sạn Bồng Lai là ông Victor Ban, lại chính là "ông vua thuốc lậu", xưa kia từng thuê Xuân tóc đỏ hai hào một ngày để ngồi trên mũi ôtô rao bán thuốc. |
Câu 5: Cô Hoàng Hôn, chị của Tuyết, là vợ của ai?
Cô Hoàng Hôn là vợ của ông Phán dây thép, còn được gọi là ông Phán mọc sừng. Dẫu có chồng, cô Hoàng Hôn sống theo lối tân thời, vẫn đi cặp kè với trai bởi quan điểm "Có chồng thôi mà không có nhân tình? Thế là hèn, là xấu, là không có đức hạnh gì cả, không có thông minh nhan sắc gì cả, nên chẳng ma nào nó thèm chim! Nếu tôi không có nhân tình, bạn hữu tôi sẽ khinh bỉ tôi". Ông Phán cũng lấy làm vinh dự vì mình được "mọc sừng", bản thân ông cũng có nhân tình. |
Câu 6: Ai là chủ của tiệm may Âu Hóa chuyên may các y phục "phục vụ phái đẹp trong công cuộc Âu hóa"?
Chủ của tiệm may Âu Hóa là vợ chồng Văn Minh, cháu bà Phó Đoan. Tiệm này chuyên may đồ cho phụ nữ tân thời với những kiểu như "Áo cổ bành bẻ, cổ tay đuôi tôm để các bà, cô diện phố xá. Nào là kiểu đi tắm để các bà các cô khoe cái mỹ thuật về xác thịt tại bờ biển...". Tiệm có đủ những loại y phục với các chức năng, ý nghĩa khác nhau như bộ "Lời hứa" dành cho hẹn hò, bộ "Chiếm lòng" để nắm trái tim nam nhi, bộ "Ngây thơ", bộ "Dậy thì" dành cho gái mới lớn... |
Câu 7: Cụ Hồng, bố của vợ chồng Văn Minh, nổi tiếng với câu "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!". Trước khi nghỉ hưu, cụ làm gì?
Cụ Hồng hưu trí ở vị trí ông phán, là thuộc viên tại các công sở. Mặc dù tuổi đời chưa đến 50, cụ Hồng luôn tỏ vẻ là người già cả, sắp chết, ra phố thì mặc áo bông, chưa đến mùa rét mặc áo ba đờ xuy. Cụ hay giả vờ lẫn lộn và lại mắc cái bệnh nghiện thuốc phiện. |
Nội dung tham khảo tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Hình ảnh được lấy từ video ca nhạc Đây là một bài hát vui (Jun Phạm thể hiện vai Xuân tóc đỏ, các nghệ sĩ Bảo Châu, Nam Thư, Quang Trung... thủ vai những nhân vật khác trong tác phẩm).