Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ả-rập Xê-út cấm đàn ông bán đồ lót

Hôm qua, giới chức Ả rập-Xê út cho biết sẽ thực thi luật chỉ cho phép phụ nữ làm việc ở những cửa hàng đồ lót và quần áo phụ nữ, bất chấp sự phản đối của giáo sĩ hàng đầu nước này.

Ả-rập Xê-út cấm đàn ông bán đồ lót

Hôm qua, giới chức Ả rập-Xê út cho biết sẽ thực thi luật chỉ cho phép phụ nữ làm việc ở những cửa hàng đồ lót và quần áo phụ nữ, bất chấp sự phản đối của giáo sĩ hàng đầu nước này.

Một phụ nữ Ả-rập đi mua đồ lót. (Ảnh: AP)

Theo AP, đạo luật cấm nam giới làm việc trong những cửa hàng đồ lót nữ được đưa ra năm 2006. Tuy nhiên, quy định này chưa bao giờ có hiệu lực thực sự, một phần vì quan điểm khắt khe ở quốc gia Hồi giáo này. Theo đó, nhiều người phản đối hoàn toàn việc phụ nữ được làm việc ở những nơi mà đàn ông và phụ nữ cùng xuất hiện như các trung tâm thương mại. 

Vì cảm thấy chán ngán với việc mua bán với đàn ông khi mua đồ lót, phụ nữ Ả-rập đã tẩy chay các cửa hàng nhằm gia tăng áp lực thuê phụ nữ làm việc. Bởi vậy, chính phủ Ả-rập quyết tâm thực thi đạo luật vào thứ Năm tới.

Là quê hương của thánh địa thiêng liêng nhất của người Hồi giáo, thành phố Mecca, Ả rập-Xê út thực thi những đạo luật tôn giáo nghiêm khắc gọi là Wahhabism. Dưới sự giám sát của Ủy ban khuyến khích đức hạnh và phòng chống tệ nạn, cảnh sát tôn giáo ở nước này giám sát các đạo luật Hồi giáo nghiêm khắc, như cấm phụ nữ và nam giới không có quan hệ gia đình tiếp xúc với nhau nơi công cộng.

Tuy nhiên, việc tách biệt nam giới và phụ nữ không phải là tuyệt đối. Phụ nữ ở Ả-rập Xê-út có thể nắm giữ chức vụ giảng dạy cao cấp trong các trường đại học, các nghề như kỹ sư, bác sĩ, y tá và các chức vụ khác.

Việc áp dụng nghiêm khắc luật Hồi giáo khiến phụ nữ thường phải đi kèm người thân nam giới, để đi mua đồ "riêng tư". Trong vài tuần qua, một số phụ nữ đã bắt đầu làm việc trong các cửa hàng đồ lót ở Ả-rập Xê-út. Mặc dù đạo luật trên ảnh hưởng đến hàng nghìn người đàn ông và khiến họ mất việc bán hàng, nhưng Bộ Lao động nước này cho biết khoảng 28.000 phụ nữ, phần lớn trong số họ là người nhập cư ở Nam Á, nhờ thế có thể kiếm được việc.

Trong khi đó, giáo sĩ hàng đầu Ả-rập Xê-út Sheik Abdul-Aziz Al Sheikh, lên tiếng chống lại quyết định của Bộ Lao động trong một bài phát biểu gần đây, khi cho rằng điều đó mâu thuẫn với luật Hồi giáo.

Bình An

Theo Bưu Điện Việt Nam

Bình An

Theo Bưu Điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm