Tham mưu trưởng vượt ngục bằng trực thăng
Tham mưu trưởng Seamus Twomey (giữa) của IRA. Ảnh: Padraig Colman |
Seamus Twomey (1919 – 1989) là tham mưu trưởng Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA) lâm thời. Trong những năm 30, ông gia nhập lực lượng quân sự. Cuối thập niên 70, Twomey trở thành người chỉ huy Lữ đoàn Belfast.
Ngày 21/7/1972, Lữ đoàn kích nổ 19 quả bom khắp thành phố Belfast khiến 11 người chết và 130 người bị thương, theo BBC. Hành động này là một phần trong một âm mưu chính trị của Seamus Twomey.
Năm 1973, Cộng hòa Ireland bắt Twomey vào nhà tù Mountjoy ở thủ đô Dublin. IRA quyết định cứu vị tham mưu trưởng.
Một tháng sau khi Twomey vào tù, một trực thăng hạ cánh xuống sân thể dục trong nhà giam gây ra tình trạng hỗn loạn. Twomey nhanh chóng leo lên chiếc trực thăng và tẩu thoát. Nhưng một tháng sau, cảnh sát bắt Twomey trong một cuộc rượt đuổi tốc độ cao.
Vượt ngục tập thể qua đường hầm ở Afghanistan
475 tù binh Taliban vượt ngục khỏi nhà tù có chế độ canh gác nghiêm ngặt nhất tại Afghanistan vào năm 2011. Ảnh: The Guardian |
Sarposa, nhà tù dành cho tội phạm nguy hiểm ở thành phố Kandahar, là một trong những nhà tù an toàn nhất Afghanistan. Trong tháng 4/2011, ban quản lý Sarposa trông coi hơn 500 tù nhân Taliban.
475 tên tù nhân vượt ngục qua một đường hầm lớn dưới những bức tường nhà giam vào ngày 25/4/2011, The Guardian đưa tin. Đường hầm có chiều dài hơn 100 mét, với hệ thống đỡ bằng bê tông, hệ thống điện và ống thông gió. Cuối cùng, cảnh sát chỉ bắt khoảng 40 tên.
Trôi dạt trên biển 7 tháng sau khi thoát khỏi lính Nhật
Nabetari lênh đênh trên biển trong cuộc vượt ngục. Ảnh: The Open University |
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, quân đội Nhật Bản chiếm hàng chục hòn đảo nhỏ trong Chiến dịch Thái Bình Dương. Việc Nhật chiếm đảo Ocean (tên gọi khác của đảo Banaba) của Mỹ dẫn đến một cuộc đào tẩu ly kỳ nhất mọi thời đại, Naval History đưa tin.
Năm 1942, Nabetari, một thanh niên 22 tuổi từ đảo Nikunau, chuyển đến làm việc trong các mỏ phốt phát trên đảo Ocean. Khi quân đội Nhật Bản đổ bộ lên đảo, họ chuyển hầu hết người dân và công nhân vào các trại trên đất liền, chỉ giữ lại 100 người tay nghề cao để phục vụ và cung cấp thực phẩm cho binh lính. Nabetari nằm trong số đó. Đảo Ocean trở thành một nhà tù cô lập giữa biển khơi.
Một thời gian sau, các binh sĩ biết cách đánh cá và trồng trọt. Họ yêu cầu 100 công nhân đào hố để tự chôn. Trong đêm khuya, Nabetari và 5 người khác trốn thoát trên 3 ca nô. Họ muốn tới quần đảo Gilbert cách đó 400 km.
Trong đêm đầu tiên, một ca nô lạc khỏi đoàn và họ không bao giờ biết tin tức của người ngồi trên nó. Sau đó ca nô thứ hai biến mất. Một tuần sau, ca nô của Nabetari lật trong đêm. Ông bất lực nhìn bạn đồng hành từ từ chìm xuống biển. Nabetari sửa lại ca nô và leo lên.
7 tháng tiếp theo, ông trôi dạt trên biển, ăn tất cả những thứ ông bắt và uống nước mưa để tồn tại. Cuối cùng ca nô dạt vào đảo Ninigo, cách đảo Ocean 2.400 km. Một người dân phát hiện và cứu sống Nabetari. Sau đó, ông hồi phục hoàn toàn.
Cuộc đào thoát khỏi nhà tù tàn bạo bậc nhất
Nhà tù Montluc của Đức Quốc Xã là địa ngục trần gian đối với tù nhân. Ảnh: Lyon-France |
Năm 1940, khi Đức Quốc Xã chiếm đóng nước Pháp, Andre Devigny, một giáo viên, tham gia lực lượng kháng chiến. Ban đầu ông làm liên lạc viên. Sau đó ông chuyển sang hoạt động trong tổ chức giúp đỡ người tị nạn vượt biên sang Thụy Sĩ.
Tháng 4/1943, Đức Quốc Xã bắt Devigny và nhốt ông vào nhà tù Montluc, địa ngục trần gian đối với những người chống lại chúng. Klaus Barbie, một trong những kẻ tàn bạo nhất trong lịch sử, trực tiếp tra tấn ông trong 4 tháng. Ngày 20/8, Barbie tuyên bố hắn sẽ hành hình Devigny vào mấy ngày tới. Song trước đó ông đã chuẩn bị kế hoạch vượt ngục.
Devigny học cách tháo còng tay bằng pin. Ông cũng lên kế hoạch tạo lối thoát bằng cách dùng muỗng cứng, nhọn cạy sàn gỗ trong phòng giam. Devigny cùng một bạn tù giết một lính canh và trốn khỏi buồng giam. Hai người sử dụng ga trải giường và đèn trèo xuống từ độ cao 4,5 mét.
Sau khi đến Thụy Sĩ, Devigny lại tham gia kháng chiến. Năm 1944, ông trở lại Pháp cùng với lực lượng Đồng minh, theo New York Times.