Những thảo luận sôi nổi gần đây xung quanh câu hỏi ‘ChatGPT có thể làm ai mất việc?’ không khỏi khiến chúng ta thực sự suy nghĩ về việc, có hay không mối nguy con người bị máy móc thay thế và cách đối diện mối nguy ấy trong tương lai là gì?
ChatGPT và nguồn vốn con người
Sau đại dịch Covid-19, trạng thái “bình thường mới” không hề bình thường như mong đợi: Xung đột Nga - Ukraine, khủng hoảng năng lượng và lương thực, thiên tai, lạm phát, hiện tượng cắt giảm nhân sự toàn cầu diễn ra cùng lúc với các sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo liên tục được đưa ra dùng thử như Midjourney và gần đây nhất là ChatGPT.
Tại thời điểm hiện tại, có thể ChatGPT chưa thể giải quyết được tất cả câu hỏi một cách thấu đáo và công nghệ nói chung chưa đáp ứng được tất cả nhu cầu của con người, nhưng liệu nguồn vốn con người có thể là câu trả lời cho tương lai đầy biến động này, nhất là khi cuộc chạy đua giữa các quốc gia trong trận chiến giành lợi thế chất xám cho sự phát triển của nước mình ngày càng trở nên gay gắt hơn?
Nguồn vốn con người có thể là câu trả lời cho tương lai đầy biến động. |
“Trong lý thuyết ‘nguồn vốn con người’ (human capital) nổi tiếng, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Gary Becker đã chỉ ra vốn con người chiếm từ 70-75% khả năng thịnh vượng của một quốc gia. Becker đã chỉ ra các nước châu Á từ Hàn Quốc đến Trung Quốc như là các ví dụ về những nền kinh tế đã sử dụng giáo dục để thúc đẩy tăng trưởng. Có rất ít tài nguyên thiên nhiên, nhưng họ đầu tư mạnh cho hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học nhằm phát triển nguồn nhân lực của mình và gặt hái những phần thưởng xứng đáng. Việt Nam cũng không là ngoại lệ nếu muốn học hỏi bài học thành công của họ”, bà Đàm Bích Thủy - Chủ tịch trường Đại học Fulbright Việt Nam - nói về tầm quan trọng của giáo dục đại học trong quá trình chuẩn bị nguồn vốn con người trong tương lai.
Bà nhấn mạnh: “Vấn đề càng trở nên cấp bách hơn khi chúng ta đang sống trong thời đại mà những thay đổi diễn ra một cách chóng mặt và khó đoán định do tốc độ phát triển của khoa học - công nghệ. Để tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội tốt hơn, Việt Nam buộc phải chuyển đổi thành công sang các hoạt động kinh tế thâm dụng tri thức và giá trị gia tăng cao. Bởi vậy, lực lượng lao động có kỹ năng và chất lượng cao sẽ là điều kiện tiên quyết”.
Lực lượng lao động có kỹ năng và chất lượng cao sẽ là điều kiện tiên quyết để tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội tốt hơn. |
Trong cuộc đua chỉ số vốn con người, Việt Nam chưa phải là một đối thủ mạnh. Theo báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2022 (GII 2022) của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Việt Nam chỉ đứng thứ 80/132 quốc gia về chỉ số vốn con người, trong khi Hàn Quốc đứng thứ 6 và Singapore thứ 7. Điều này đồng nghĩa Việt Nam không sở hữu nhiều nhân sự chất lượng cao, cũng như lực lượng này chưa trang bị đủ để đối diện một thế giới biến động.
Chuẩn bị nguồn vốn con người như thế nào cho 2030?
Đã có một thời cuộc tranh cãi trên báo chí về giáo dục đại học xoay quanh việc quá nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường phải làm việc trái ngành. Nhưng nếu thị trường việc làm liên tục thay đổi và đầy bất định, AI liên tục “cướp” đi một số công việc, việc sinh viên làm trái ngành có thể không phải là một viễn cảnh không thể tránh.
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc đã nhận định các tiến bộ công nghệ - AI, tự động hóa và robot - sẽ tạo nên các công việc mới, nhưng những người mất việc trong quá trình chuyển đổi này có thể sẽ không có cơ hội bắt lấy những cơ hội mới. Theo đó, những kỹ năng của ngày hôm nay sẽ không tương thích với công việc của ngày mai, và những kỹ năng vừa đạt được có thể sớm lỗi thời. Sự xanh hóa nền kinh tế, áp dụng các phương thức bền vững và công nghệ sạch sẽ tạo ra hàng triệu việc làm mới, nhưng nhiều công việc trong các ngành sử dụng nhiều carbon và nguồn lực sẽ biến mất.
Khoảng 80% công việc của năm 2030 còn chưa xuất hiện. |
“Theo những dự báo khoa học hiện nay, khoảng 80% công việc của năm 2030, tức là chưa đầy 10 năm nữa, còn chưa xuất hiện. Rõ ràng, cách các trường đại học được thiết kế theo hướng chỉ đào tạo chuyên ngành hẹp từ lâu đã trở nên lạc hậu với thời cuộc”, Chủ tịch Đại học Fulbright nhận định, lấy ví dụ về câu hỏi nhiều người đặt ra cho trường bà: Tại sao sinh viên phải học âm nhạc, nghệ thuật để làm gì, sao không học luôn về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính?
“Nhưng qua quá trình 4 năm học của lứa sinh viên đầu tiên, tôi nhận thấy nhận thức ấy đã thay đổi. Nhờ học nhiều lĩnh vực tri thức cơ bản từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội, cho tới nhân văn và nghệ thuật, sinh viên đã có những phổ rộng để trải nghiệm, khi đi thực tập các em được đánh giá cao vì kỹ năng thuyết trình, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm tốt hơn nhiều so với kỳ vọng”, bà Thủy nói.
Điều này đặt ra câu hỏi: Phải chăng một nền tảng kiến thức mang tính liên ngành và đa ngành, chú trọng những kỹ năng như tư duy phản biện, tư duy giải quyết vấn đề và sáng tạo có lẽ nên là những cấu phần không thể thiếu trong bất kỳ một mô hình giáo dục đại học nào? Qua đó, giáo dục đại học không chỉ dạy một nghề nhất định mà còn giúp cho người học quan sát sự thay đổi và tìm được những mối liên quan hệ trọng, từ đó định hình ra bước tiến tương lai với khả năng chuyển đổi và thích ứng dễ dàng hơn.
Phụ huynh cũng là một trong những ‘kim chỉ nam’ hỗ trợ tư vấn và định hướng trong lộ trình tương lai cho các bạn trẻ. |
“Song song với hành trình khám phá tri thức, Fulbright giúp sinh viên của mình khám phá bản thân và sức mạnh nội tại với một lộ trình hướng nghiệp được xây dựng trên tư duy dài hạn và trao truyền những kết nối giá trị cho các bạn trẻ”, Chủ tịch Fulbright nói.
Đại học Fulbright Việt Nam là trường đại học độc lập, không vì lợi nhuận và hoạt động theo mô hình giáo dục khai phóng đầu tiên tại Việt Nam. Cộng đồng Fulbright đang ngày càng mở rộng, quy tụ những nhà đổi mới giáo dục đến từ khắp nơi trên thế giới, am hiểu sâu sắc bối cảnh Việt Nam. Trường có sự hậu thuẫn vững chắc, quan hệ đối tác thân thiết với các tổ chức giáo dục trên toàn thế giới.
Đại học Fulbright Việt Nam đề cao sức mạnh của sự hợp tác, tư duy liên ngành, tinh thần dấn thân và lấy sinh viên làm trung tâm trong triết lý giáo dục. Hội nhập toàn cầu nhưng bắt rễ xã hội Việt Nam, Fulbright được xây dựng trên nền tảng giáo dục đẳng cấp thế giới, tận dụng những tiến bộ mới nhất trong thiết kế tổ chức, giảng dạy, học tập, công nghệ và các lĩnh vực khác để trở thành tổ chức giáo dục sáng tạo mang tính toàn cầu. Trường cam kết phụng sự xã hội Việt Nam thông qua công tác nghiên cứu và thúc đẩy tinh thần công dân tích cực.
Thời hạn nộp đơn vào Fulbright là trước ngày 10/4. Độc giả tìm hiểu về quy trình tuyển sinh tại đây.