Motorola Pebl
Trong năm 2005, Motorola lại gây xôn xao với dòng điện thoại có kiểu dáng hoàn toàn mới, đồng thời nhấn mạnh xu hướng đặt tên sản phẩm chứa 4 chữ cái của họ: Motorola Pebl. Thế nhưng điện thoại này lại không mang lại những gì mà người ta mong đợi.
Dung lượng pin chưa được một ngày và thậm chí khi sạc không đủ cung cấp lúc sử dụng. Phần vỏ bên ngoài dễ bám bám bụi, dễ xước.
Pantech C300
Ra mắt cùng thời điểm với dòng sản phẩm Nokia 6030 thế nhưng Pantech C300 kém xa sản phẩm của Nokia, giá thành của nó cũng chẳng hề hấp dẫn.
Firefly
Có thể nói, Firefly là chiếc điện thoại di động được thiết kế lấy cảm hứng từ “côn trùng”. Trông chú dế này không khác gì một chiếc điện thoại đồ chơi với màu sắc nổi bật. Trong khi đó, phần tính năng chỉ giới hạn ở chức năng nghe gọi thông thường, cộng thêm một màn hình hiển thị đơn sắc bé xíu và độ phân giải thì không rõ nét.
LG Migo
Trình diện với màu vàng chuối bắt mắt và hai ăng-ten ngoài ngộ nghĩnh tựa như hai cái tai của một con vật nào đó, điện thoại LG Migo sẽ là vật dụng quen thuộc của trẻ nhỏ mỗi khi bước ra khỏi nhà. Thế nhưng chiếc điện thoại thường xuyên gặp phải sự cố pin cũng như mất sóng liên tục.
LG Voyager
Phần lớn người dùng đều không hài lòng về Voyager. Không mắc phải lỗi này thì lỗi khác, sản phẩm làm rất nhiều người dùng khó chịu.
Motorola ROKR
Hai năm trước khi iPhone ra đời, Apple và Motorola đã hợp tác cùng nhau trong việc giới thiệu một chiếc điện thoại di động có tích hợp trình nghe nhạc iTunes. Với thiết kế hình “thanh kẹo” cùng màn hình 176 x 220 pixel, ROKR có một vài điểm trừ lớn mà sự có mặt có iTunes không đủ để bù đắp và vực dậy. Phím điều hướng thường xuyên hỏng và mặc dù chỉ là một chiếc điện thoại cơ bản thế nhưng ROKR gặp phải tình trạng treo máy mọi lúc mọi nơi.
Motorola Flipout
Ra đời năm 2010, chiếc điện thoại vuông với bản lề xoay khác thường này lại bị nhiều người chê nhất. Sản phẩm trang bị màn hình 2,8 inch, độ phân giải 320 x 240 điểm ảnh và hoạt động trên hệ điều hành Android 2.1. Đây đúng là chiếc điện thoại không giống ai.
Microsoft Kin
Ở cái thời ai cũng muốn có smartphone thì hiếm ai lại tậu cho mình một thiết bị đơn giản và không chạy được ứng dụng như Kin. Chiếc điện thoại của Microsoft thất bại chính ở chỗ màn hình quá bé, trải nghiệm web thì tệ hại, đó là chưa kể tới giao diện điều khiển người dùng “quái gở” khiến cho không ai muốn cầm chúng trên tay.
Đối tượng người dùng mà Kin nhắm tới là giới “teen” nhưng có vẻ như Microsoft đã thất bại cay đắng với sản phẩm này, từ tính năng thiết kế tới đối tượng người dùng hướng tới. Kin đã bị rút khỏi thị trường chỉ sau 48 ngày xuất hiện trên kệ - một thất bại quá sốc với gã khổng lồ Microsoft vốn không quen tới hai từ “thua cuộc” trên thương trường.