Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

7 tỉnh, thành miền Tây liên kết chống dịch và phát triển kinh tế

Các tỉnh, thành kiến nghị thống nhất chủ trương, kế hoạch trong nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông thủy sản.

Ngày 19/10, UBND TP Cần Thơ chủ trì hội nghị trực tuyến về liên kết, phối hợp giữa các địa phương trong công tác phòng chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội.

Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo UBND các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, An Giang và Kiên Giang.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tiểu vùng Nam Sông Hậu nói riêng, có thế mạnh về nông nghiệp, thủy sản. Tuy nhiên, các tỉnh, thành đang đứng trước thách thức lớn của dịch Covid-19.

Các địa phương cần tăng cường liên kết giữa các chủ thể trong phòng chống dịch và sản xuất, lưu thông, tiêu thụ để bảo đảm tiếp tục phát triển nhanh, bền vững.

TP Cần Thơ đề xuất liên kết phát triển 6 lĩnh vực: Y tế, nông nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch, thông tin - truyền thông, giao thông vận tải, lao động - việc làm.

7 tinh,  thanh mien Tay lien ket chong dich va phat trien kinh te anh 1

Trong cao điểm chống dịch Covid-19, việc thu hoạch, vận chuyển và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Ảnh: M.A.

TP Cần Thơ được đánh giá là “chim đầu đàn” cho cả khu vực. Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho rằng 7 tỉnh, thành cần trở thành khối thống nhất mới có sự đồng thuận và chủ trương trong “ngôi nhà chung”.

“Chúng ta hỗ trợ lẫn nhau, Cần Thơ có vai trò chủ trì, có thể tỉnh này thiếu, tỉnh kia thừa. Cần Thơ kết nối để điều phối”, ông Lâu đề xuất.

Hiện nay các tỉnh, thành có lượng người dân trở về từ TP.HCM và các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ rất lớn.

Người đứng đầu UBND tỉnh Kiên Giang nhận định đây là nguồn lao động dồi dào, cơ bản đã qua đào tạo và có kinh nghiệm. Các địa phương cần hợp tác, chia sẻ trong thu hút lao động, tạo việc làm cho người dân.

7 tinh,  thanh mien Tay lien ket chong dich va phat trien kinh te anh 2

Tác động tiêu cực của dịch bệnh, ảnh hưởng nặng nề đến các lĩnh vực kinh tế. Ảnh: Ngọc Trinh.

Theo ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), cho rằng tình trạng chung của các địa phương là rất lo sợ bùng phát dịch.

Nhiều địa phương quy định doanh nghiệp sản xuất 3 tại chỗ hay sản xuất khép kín, phải xét nghiệm nCoV thường xuyên 7 ngày/1 lần, thậm chí 3 ngày/1 lần. Việc này vừa gây lãng phí, khó khăn cho doanh nghiệp và còn ảnh hưởng tâm lý, sức khỏe của người lao động.

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường đề nghị trước mắt các tỉnh cần có cơ chế chia sẻ nền tảng bản đồ phòng chống Covid-19. Các tỉnh, thành thống nhất phương án quản lý di chuyển giữa các địa phương.

“Các địa phương chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản”, ông Trường nói. Các tỉnh, thành cần tổ chức hoạt động kết nối hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, tăng cường hoạt động thương mại điện tử. Về du lịch, triển khai chương trình kích cầu, thí điểm mở cửa các khách sạn.

Vì sao nhiều tỉnh, thành miền Tây chưa triển khai Nghị quyết 128?

TP Cần Thơ chờ rà soát tiêu chí liên quan đến vaccine để phân cấp mức độ dịch nên chậm triển khai Nghị quyết 128. Bạc Liêu và An Giang chưa họp để quyết định thời gian mở cửa.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm