Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'7 phút kinh hoàng' của NASA

Các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vất vả điều khiển thiết thiết bị hạ cánh trong 7 phút thì mới giúp tàu thăm dò Curiosity đáp xuống được sao Hỏa.

'7 phút kinh hoàng' của NASA

Các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vất vả điều khiển thiết thiết bị hạ cánh trong 7 phút thì mới giúp tàu thăm dò Curiosity đáp xuống được sao Hỏa.

Theo NASA, Curiosity vừa đáp thành công xuống bề mặt sao Hỏa vào trưa nay theo giờ Việt Nam. Thiết bị thăm dò Curiosity nằm trong dự án chinh phục sao Hỏa trị giá 2,6 tỷ USD, lao vào bầu khí quyển Hành tinh Đỏ với vận tốc 20.921 km/h.

Tàu thăm dò đáp xuống nơi được gọi là lưu vực Gale, với nhiệm vụ tìm kiếm nước hay những điều kiện có thể tồn tại sự sống nguyên thủy.

Curiosity có kích cỡ bằng một chiếc xe hơi loại nhỏ, quá nặng để sử dụng phương pháp tiếp đất truyền thống. Chính vì lẽ đó, một thiết bị hạ cánh chuyên dụng với các động cơ phản lực được thiết kế để đưa Curiosity đáp xuống an toàn. Sau khi tách khỏi dù giảm tốc, thiết bị hỗ trợ hạ cánh được khởi động để đưa Curiosity tiếp đất.

Theo các chuyên gia NASA, quá trình hạ cánh của Curiosity là khó khăn và phức tạp chưa từng có, mà họ gọi là “7 phút kinh hoàng". Để tiếp đất thành công và đúng vị trí đã định, con tàu phải vượt qua tầng khí quyển khá mỏng của sao Hỏa, chỉ dày khoảng 3 – 12km với vận tốc 21.000 km/h. Nó khó khăn tương đương với việc đánh quả bóng golf từ Los Angeles, Mỹ vào trúng lỗ nằm ở Scotland chỉ với một gậy. 

Mô phỏng hoạt động của Curiosity trên sao Hỏa.

Dù đã trải qua “7 phút kinh hoàng” và hạ cánh mà không "sứt mẻ" nhưng đó chưa phải là những gì khó khăn nhất mà Curiosity phải thực hiện. Doug McCuistion, người đứng đầu chương trình Thăm dò sao Hỏa từng nhận định: “Đây là một nhiệm vụ khá khó khăn. Chúng tôi biết rõ những nỗ lực này có thể không thành công. Tuy nhiên, nếu Curiosity gửi tín hiệu về trái đất, đó sẽ là những thông tin tuyệt vời để khám phá sao Hỏa”.

Tất cả những dữ liệu mà Curiosity thu thập sẽ được gửi về trái đất. Ngoài ra, thông tin từ những xe thăm dò khác đang hoạt động trên bề mặt sao Hỏa cũng sẽ được xem xét để hỗ trợ cho việc tìm nước và các điều kiện hỗ trợ sự sống trên bề mặt "Hành tinh Đỏ".

Video: Mô phỏng quá trình hạ cánh của Curiosity.

Hồng Duy

Theo Infonet.vn

Hồng Duy

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm