1. Đại học Oxford (Anh): Oxford là đại học lâu đời nhất thế giới, hiện có khoảng 22.000 sinh viên, 40% trong số đó là sinh viên quốc tế đến từ 140 quốc gia, vùng lãnh thổ. Cựu sinh viên của trường là những gương mặt nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực với hơn 120 người đoạt huy chương Olympic, 26 người đoạt giải Nobel, 7 nhà thơ đoạt giải và hơn 30 người trở thành lãnh đạo thế giới. Ở xếp hạng lần này của THE, Đại học Oxford được xếp hạng 1 với tổng điểm đánh giá là 93,1. Ảnh: Edumate Tv. |
2. Đại học Stanford (Mỹ): Dù chỉ xếp hạng 2 với tổng điểm 92,8, Đại học Stanford lại có điểm trích dẫn (ảnh hưởng nghiên cứu) cao hơn Đại học Oxford. Phần đánh giá này Oxford được 99,9, trong khi đó Stanford đạt điểm tối đa 100. Trong các xếp hạng đại học thế giới, Đại học Stanford luôn được giới thiệu là môi trường học tập lý tưởng dành cho những sinh viên yêu thích ngành Khoa học máy tính. Nhà sáng lập các tập đoàn Yahoo, Google, Hewlett-Packard... từng là sinh viên của trường. Ảnh: New York Post. |
3. Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ): Luôn xếp hạng 1 trong các xếp hạng đại học hàng đầu thế giới nhưng Viện Công nghệ Massachusetts chỉ được THE đánh giá hạng 3 trong xếp hạng về đào tạo ngành Khoa học máy tính. Xếp hạng năm 2022 trường vẫn giữ nguyên vị trí so với năm 2021, tuy nhiên tổng điểm đánh giá cao hơn (92,1), điểm đánh giá năm ngoái là 91,1. Ảnh: Guide2Research. |
4. Đại học Cambridge (Anh): Thành lập năm 1209, Cambridge là một trong những trường đại học tiên phong đào tạo ngành Khoa học máy tính trên thế giới. Trường thường được xếp hạng cao trong danh sách các trường hàng đầu thế giới về giảng dạy, nghiên cứu và triển vọng quốc tế. Trong xếp hạng lần này, Đại học Cambridge được THE đánh giá 91 điểm, xếp hạng 4. Ảnh: Airbnb. |
5. ETH Zurich - Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (Thụy Sĩ): ETH Zurich thành lập năm 1855, là cơ sở giáo dục đại học về khoa học và kỹ thuật nằm ở Zürich, Thụy Sĩ. Trong xếp hạng lần này, trường đồng hạng 4 với Đại học Cambridge, điểm đánh giá là 91. Hiện, ETH Zurich có 16 khoa đào tạo ở nhiều lĩnh vực từ Kỹ thuật, Kiến trúc đến Hóa học, Vật lý. Thiên tài Vật lý Albert Einstein từng là sinh viên Toán học và Khoa học Tự nhiên của trường và làm việc 2 năm tại đây với tư cách giáo sư Vật lý lý thuyết. Ảnh: ETH Zürich Foundation. |
6. Đại học Carnegie Mellon (Mỹ): Đại học Carnegie Mellon thành lập năm 1900, tiền thân là trường Kỹ thuật Carnegie, sau đó trở thành Viện Công nghệ Carnegie. Đến năm 1967, trường hợp nhất với Viện Nghiên cứu Công nghiệp Mellon và trở thành Đại học Carnegie Mellon như hiện nay. Trường ra đời với tinh thần đề cao sự hợp tác giữa giảng viên và sinh viên để giải quyết các thách thức về khoa học, công nghệ và xã hội. Trong xếp hạng của THE, Đại học Carnegie Mellon xếp hạng 6 với 90,7 điểm đánh giá. Ảnh: Pixel Journal. |
7. Đại học Harvard (Mỹ): Thành lập năm 1636, Harvard là tổ chức giáo dục đại học lâu đời nhất ở Mỹ, được đánh giá cao về tầm ảnh hưởng, danh tiếng trên toàn thế giới. Cựu sinh viên của Đại học Harvard gồm 8 tổng thống Mỹ, một số nguyên thủ quốc gia nước ngoài, 62 tỷ phú còn sống, 359 học giả Rhodes và 242 học giả Marshall. Ngoài ra, sinh viên trường từng giành được 108 huy chương Olympic các loại. Dù xếp hạng không cao trong đánh giá của THE về môn học (xếp hạng 7 với 89,5 điểm), điểm trích dẫn (ảnh hưởng nghiên cứu) của trường lại đạt 97,6, cao hơn trường xếp hạng 4 là Đại học Cambridge. Ảnh: The New Times. |