Giống với hàng tỷ người trên khắp thế giới, bạn có xu hướng tiêu tốn hàng giờ đồng hồ trên mạng xã hội. Việc dành quá nhiều thời gian trên những trang như Facebook có thể phá hoại cuộc sống người dùng, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Liên tục truy cập Facebook có thể khiến bạn mất ngủ, cảm thấy ghen tị với bạn bè và nhiều hệ quả khác.
Khiến mất ngủ
Việc sử truy cập mạng xã hội thường xuyên vào mỗi buổi tối có thể làm đảo lộn giấc ngủ người dùng. Việc không ngủ đủ giấc có thể khiến bạn tiếp tục truy cập Facebook. Cái vòng luẩn quẩn này có thể quấn lấy bạn, khiến họ không thoát ra được.
Trầm cảm
Dùng Facebook quá nhiều có thể khiến cảm giác ghen tị của bạn tăng cao, theo một nghiên cứu năm 2015. Sự ghen tị sau đó tạo ra cảm giác chán nản.
“Chúng tôi phát hiện ra người dùng Facebook có xu hướng ghen tị trước các hoạt động và cách sống của bạn bè trên đó. Họ có nguy cơ cảm thấy trầm cảm cao hơn nhiều lần”, Giáo sư Margaret Duffy, Đại học báo chí Missouri cho hay.
Chỉ cần nhận thức rằng, người dùng có xu hướng chia sẻ những gì tốt nhất của họ trên Facebook, không nhất thiết là cuộc sống thực của họ trên mạng xã hổi có thể khiến cảm giác ghen tị bớt đi.
Làm giảm sự tập trung
Liên tục sử dụng Facebook có thể gây ra những thay đổi về mặt hoá học trong não của người dùng, từ đó làm cho họ giảm đi sự tập trung, cũng theo nghiên cứu nói trên.
Phá huỷ các mối quan hệ
Mạng xã hội mang mọi người đến gần nhau hơn nhưng nó có thể tạo ra khoảng cách giữa các cặp vợ chồng, theo các nhà tâm lý học. Liên tục sử dụng Facebook có thể khiến họ bỏ lỡ các khoảnh khắc thân mật của họ.
Mối lo “bạn xã hội”
Việc phụ thuộc vào mạng xã hội có thể khiến người dùng gặp khó trong việc kết nối với người khác một cách trực tiếp. “Tôi nghĩ nó có thể dẫn đến cái chết của các cuộc trò chuyện văn minh”, Justine Harman - biên tập viên của Ella chia sẻ với Huffington Post.
Quan trọng hơn, hầu hết bạn bè trên Facebook của bạn không quan tâm nhiều đến bạn như cách họ thể hiện trên mạng xã hội.
Lãng phí thời gian
Càng tiêu tốn nhiều thời gian với Facebook, bạn càng cảm thấy tệ hại hơn, theo các nghiên cứu khoa học hành vi. “So với lướt web, truy cập Facebook là hoạt động kém ý nghĩ, kém hữu ích và tốn thời gian hơn, thậm chí còn gây ảnh hưởng đến tâm lý”, Christina Sagioglou – nhà khoa học hành vi tại Đại học Innsbruck (Áo) chia sẻ vào năm 2014.
Theo dõi và quyết định hành vi của bạn
Facebook sử dụng cơ chế máy học cực kỳ phức tạp để quyết định những nội dung nào hiển thị trên trang cá nhân của bạn. Nếu nó phát hiện ra bạn thích một bài đăng có liên quan đến bóng đá, chẳng hạn, nó sẽ hiển thị nhiều nội dung về bóng đá hơn.
Facebook hiểu rõ sở thích của người dùng đến nỗi, các chuyên gia lo sợ đến một lúc nào đó “người dùng mất đi tự do về mặt ý chí” do các chiến dịch quảng cáo nhắm đến họ, theo Illah Nourbakhsh – chuyên gia về robot tại đại học Carnegie Mellon.